© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 18. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Thứ ba - 15/11/2022 09:02
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 18. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống
Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập và các tế bào thường được gọi là “những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống”.

Chương V. Tế Bào
Bài 18. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

 

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Tế bào là một đơn vị cấu trúc cơ bản có chức năng sinh học của sinh vật sống. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của sự sống có khả năng phân chia độc lập và các tế bào thường được gọi là “những viên gạch đầu tiên cấu tạo nên sự sống”.
- Tế bào trong cơ thể có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau:
+ Về kích thước: Tế bào thường có kích thước nhở phải dùng kính hiển vi để quan sát, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micromet (µm). Rất ít tế bào có thể quan sát bằng mắt thường (tế bào trứng của một số loại động vật hoặc tế bào tép cam, tế bào tép bưởi ở thực vật).
+ Về hình dạng: Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: Hình que, hình cầu, hình đa giác, hình đĩa, hình sao,... Ví dụ: Tế bào ở cơ thể người: hình 1 (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình sao nhiều cạnh (tế bào xương, tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào lót xoang mũi), hình sợi (tế bào cơ),... 

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 64)
Hướng dẫn trả lời:
Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của sự sống vì mỗi một tế bào thể thực hiện đầy đủ các tính chất sống của một sinh vật như: Cảm ứng, trao đổi chất, sinh trưởng (lớn lên), hô hấp, bài tiết và sinh sản.

Câu hỏi: (Mục II. 1 - Trang 64)
Hướng dẫn trả lời:
Quan sát hình (18.1 Trang 64) về hình dạng của các tế bào thì có thể thấy rằng tế bào có nhiều hình dạng khác nhau:
- Tế bào da người: Hình đa giác.
- Tế bào thần kinh ở người: Hình sao.
- Tế bào vi khuẩn: Hình que.
- Tế bào ở lá cây: Hình đa giác.

Câu hỏi: (Mục II.2 - Trang 65)
Hướng dẫn trả lời:
- Tế bào quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật,... (hầu hết các tế bào đều có kích thước rất nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường được mà phải quan sát bằng kính hiển vi).
- Tế bào quan sát bằng mắt thường: Chỉ một số ít tế bào có kích thước lớn ở động vật như tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch,...

* Câu hỏi hoạt động
Câu hỏi: (Mục II.2 - Trang 65)
Gợi ý:
1. Phát biểu của bạn D đúng.
2. - Tất cả các tế bào có cùng hình dạng là sai. Ví dụ: Tế bào thần kinh có hình sao, tế bào biểu bì ở da có hình đa giác, tế bào hồng cầu trong máu có hình đĩa, lõm hai mặt... => Tại các vị trí khác nhau trong cơ thể của sinh vật các loại tế bào sẽ có hình dạng khác nhau.
- Các tế bào luôn có kích thước giống nhau là sai. Ví dụ ở người: Tế bào tinh trùng và tế bào trứng đều là các tế bào sinh dục, nhưng tế bào trứng có kích thước lớn (20-30mm), tế bào tinh trùng có kích thước (65-70pm) nhỏ hơn nhiều lần so với tế bào trứng => Tất cả các loại tế bào cùng thực hiện chức năng nhất định sẽ có kích thước giống nhau.
- Do đó phát biểu của bạn A, B, C đều sai. 

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Tại sao để quan sát tế bào thường dùng bằng kính hiển vi? Đơn vị để đo tế bào là gì?
Gợi ý:
- Quan sát tế bào thường dùng bằng kính hiển vi vì: Kích thước của tế bào rất nhỏ (chỉ rất ít tế bào mới quan sát được bằng mắt thường).
- Đơn vị dùng để đo tế bào là: Micromet (µm), 1µm =10-3mm = 10-6m.

Câu hỏi 2: Hình dạng khác nhau của mỗi loại tế bào nói lên điều gì? Tại sao các tế bào ở da người lại có hình đa giác và xếp sít nhau?
Gợi ý:
- Hình dạng khác nhau của mỗi loại tế bào trong cơ thể sinh vật thực hiện một chức năng nhất định.
- Các tế bào da người thường có hình đa giác với cá ch sắp xếp “sít nhau’’ để thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể người được tốt hơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây