© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Thứ hai - 07/03/2022 09:38
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng. Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

Bài 46: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

- Trong tự nhiên năng lượng có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
- Năng lượng có thể biến từ vật này sang vật khác.
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, thông qua truyền nhiệt.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục 1 - Trang 162)
Hướng dẫn trả lời:
- Nếu không có năng lượng của thức ăn thì mọi hoạt động hàng ngày của con người không thể diễn ra.
- Nếu không lắp pin (không có năng lượng từ pin) vào đèn pin thì khi bật công tắc, bóng đèn pin không thể phát ra ánh sáng.
- Nếu không có ánh sáng mặt trời thì cây cối không thể lớn lên, ra hoa, kết trái được, cây không thể tồn tại được.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 163)
Hướng dẫn trả lời:
- Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thế càng mạnh:
Cụ thể nhìn vào hình 46.1 ta thấy: Khi gió thổi nhẹ trong gió chứa năng lượng bé, năng lượng của gió lúc này chỉ đủ làm quay chong chóng. Khi gió thổi mạnh trong gió mang năng lượng lớn, năng lượng của gió lúc này làm quay cánh quạt tua-bin gió và có thể tạo ra các dạng năng lượng khác như điện ... Còn khi gió rất mạnh như cơn lốc xoáy năng lượng của gió lúc này làm phá hủy nhà cửa, các công trình xây dựng, tàn phá thiên nhiên.
- Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài:
Cụ thể nhìn vào hình 46.1 ta thấy: Khi gió càng lâu thì chong chóng quay càng lâu, cánh quạt tua-bin gió và có thể tạo ra các dạng năng lượng khác như điện,... Còn khi gió rất mạnh như cơn lốc xoáy càng lâu thì mức độ tàn phá gió lúc này làm phá hủy nhà cửa, các công trình xây dựng, tàn phá thiên nhiên càng nhiều, hậu quả càng nghiêm trọng. 

Câu hỏi: (Mục II - Trang 164)
Hướng dẫn trả lời:
a)
(1) - Ánh sáng
(2) - Sóng
(3) - Phát triển

b)
(4) - Năng lượng
(5) - Năng lượng

c)
(6) - Năng lượng
(7) - Ánh sáng

Câu hỏi: (Mục III - Trang 164)
Hướng dẫn trả lời:
Ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn:
- Nước chảy từ trên cao xuống làm xoay tua-bin của máy phát điện.
- Khi đạp xe, năng lượng từ chân truyền cho xe làm xe chuyển động.
- Khi để một chậu nước dưới trời nắng, nước nóng lên, lúc này năng lượng mặt trời truyền cho nước trong chậu.

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II - Trang 163)
Gợi ý:
1. a) Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì học sinh phải thổi mạnh hơn và lâu hơn.
b) Từ thí nghiệm trên ta có thể rút ra mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật như sau:
- Năng lượng càng lớn thì lực tác dụng lên vật có độ
- Năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực lên

2. Tìm thêm ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và
- Một người đẩy xe ô tô xe chưa chuyển động được là do năng lượng 1 người bé nên lực tác dụng lên xe nhỏ, nên chưa làm chuyển động. Khi nhiều người cùng đẩy một lúc xe chuyển động vì lúc này năng lượng mà xe nhận được lớn, tức lực tác dụng lên xe lớn đủ thắng được ma sát giữ xe với mặt đường nên xe chuyển động.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi: Trong hoạt động hàng ngày em hãy lấy ví dụ thể hiện năng lượng truyền từ vật này sang vật khác?
Gợi ý:
- Khi đập quả cầu lông thì năng lượng của tay truyền sang quả cầu.
- Khi bật bếp ga nấu thức ăn thì năng lượng nhiệt đã truyền sang nồi thức ăn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây