© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 54: Hệ Mặt Trời

Chủ nhật - 20/03/2022 07:14
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6, Bài 54: Hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương  hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời. Trong hệ Mặt Trời thì Mặt Trời ở vị trí tung tâm và là tâm của hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh gồm có: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Bài 54. HỆ MẶT TRỜI

- Hệ Mặt Trời, còn gọi là Thái Dương  hệ, gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.
- Trong hệ Mặt Trời thì Mặt Trời ở vị trí tung tâm và là tâm của hệ Mặt Trời, các hành tinh quay quanh gồm có: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
- Trong hệ Mặt Trời, ngoài Mặt Trời và nhóm gồm 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng còn có nhóm thứ hai gồm các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
- Trong hệ Mặt Trời các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó. Ví dụ như: Trái Đất vừa quay quanh Mặt Trời với chu kỳ khoảng 1 năm (365,2564 ngày) và tự quay quan mình với thời gian là 1 ngày.
- Trong hệ Mặt Trời khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi: (Mục I - Trang 188)
Hướng dẫn trả lời: 
1. Trong hệ Mặt Trời, Thủy tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất, còn Hải Vương tinh là hành tinh xa Mặt Trời nhất.
2. Trong hệ Mặt Trời thời gian mà các hành tinh quay quanh Mặt Trời là không giống nhau như: Thủy tinh quay quanh Mặt Trời với thời gian 88 ngày còn Mộc Tinh quay quanh Mặt Trời với thời gian 4343,5 ngày hay Hỏa tinh quay quanh Mặt Trời với thời gian 687 ngày.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 188)
Hướng dẫn trả lời:
Trong hệ Mặt Trời bốn hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời gồm có: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, trong bốn hành tinh này thì một ngày của Hỏa tinh có thời gian gần bằng một ngày của Trái Đất.

Câu hỏi: (Mục II - Trang 189)
Hướng dẫn trả lời:
1. Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,... đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời. Nói như thế là không đúng. Vì sao là các thiên thể tự phát sáng trong khi Hỏa tinh, Kim tinh, Thổ tinh không tự phát sáng mà được Mặt Trời chiếu sáng nên chúng chỉ là các hành tinh chứ không phải sao.
2. Trong hệ Mặt Trời, tuy là các hành tinh không tự phát sáng nhưng chúng ta vẫn nhìn thấy các hành tinh đó vì chúng được Mặt Trời chiếu sáng, ánh sáng chiếu từ Mặt Trời phản xạ đến Trái Đất nên chúng ta quan sát được các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
3. Khi người quan sát đứng trên Hải Vương tinh để quan sát Mặt Trời em sẽ nhìn thấy Mặt Trời nhỏ hơn so với khi quan sát ở Trái Đất. Vì khoảng cách người quan sát ở trên Trái Đất đến Mặt Trời gần hơn khoảng cách người quan sát từ Hải Vương tinh đến Mặt Trời (khoảng cách từ Hải Vương tinh đến Mặt Trời là 30,07 AU trong khi khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 1 AU). 

* Câu hỏi hoạt động: (Mục II - Trang 189)
Gợi ý:
1. Với tỉ lệ 1 AU ứng với 1cm thì:
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Thuỷ tinh là: 0,39 cm
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Kim tinh là: 0,72 cm
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là: 1 cm
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Hoả tinh là: 1,52 cm
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Mộc tinh là: 5,2 m
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Thổ tinh là: 9,54 m
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Thiên Vương tinh là: 19,2 m
- Khoảng cách từ Mặt Trời đến Hải Vương tinh: 30,07 m
2. Trong hệ Mặt Trời khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau, khoảng cách giữa các hành tinh với nhau cũng khác nhau. Càng xa hệ Mặt Trời khoảng cách giữa các hành tinh tăng lên.

III. CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Câu hỏi 1: Trong hệ Mặt Trời thì Mặt Trời được gọi là sao hay hành tinh? Vì sao?
Gợi ý: Trong hệ Mặt Trời thì Mặt Trời được gọi là sao vì Mặt Trời tự phát sáng.

Câu hỏi 2: Để quan sát các hành tinh trọng hệ Mặt Trời con người sử dụng thiết bị hỗ trợ nào?
Gợi ý: Để quan sát các hành tinh trọng hệ Mặt Trời con người sử dụng kính bổ trợ cho mắt trong việc quan sát, chiếc kính này có tên gọi là kính Thiên Văn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây