© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải Lịch sử và Địa lý 4 sách Chân trời sáng tạo, bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Thứ bảy - 17/02/2024 04:57
Giải Lịch sử và Địa lý 4 sách Chân trời sáng tạo, bài 21: Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên - Trang 85, ..., 88.
Câu hỏi trang 85: Em hãy cho biết bạn học sinh nào dưới đây đang mặc trang phục của đồng bào Tây Nguyên.

Giải:
- Bạn học sinh ở hình c đang mặc trang phục của đồng bào Tây Nguyên.

Câu hỏi trang 85: Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy mô tả nhà Rông ở Tây Nguyên.

Giải:
- Mô tả về nhà Rông:
+ Một trong những nét văn hóa nổi bật của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên là nhà Rông. Đây là nơi lưu giữ những nét đẹp truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.
+ Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng.
+ Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,...
+ Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng.

Câu hỏi trang 86: Quan sát các hình 3, 4 và đọc thông tin, em hãy cho biết người dân Tây Nguyên thường mặc trang phục bằng chất liệu gì. Màu sắc chủ đạo trong trang phục là những màu nào?

Giải:
- Trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu thổ cẩm - loại vải dệt thủ công.
- Màu sắc chủ đạo trên trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên là màu đỏ và đen.

Câu hỏi trang 86: Quan sát các hình 5, 6 và đọc thông tin, em hãy nêu một số nét chính về lễ hội đua voi và lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên.
Giải:
- Lễ hội đua voi:
+ Được tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.
+ Phần lễ thường sẽ có lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khỏe cho voi,... Phần hội được diễn ra với các phần thi voi chạy tốc độ trên cạn và chạy dưới nước.
+ Lễ hội đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.
- Lễ mừng lúa mới:
+ Là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên, thường được tổ chức vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch hằng năm, sau khi thu hoạch lúa.
+ Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.
+ Lễ mừng lúa mới là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Nguyên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, sống ấm no ở các buôn làng.

Câu hỏi trang 87: Đọc thông tin, em hãy cho biết những hoạt động nào của anh hùng N‘Trang Lơng, anh hùng Núp thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên.
Giải:
- Những hành động của N'Trang Lơng, Đinh Núp thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên:
N'Trang Lơng lãnh đạo đồng bào các dân tộc Mnông, Ê Đê, Xtiêng, Mạ,.... nổi dậy khởi nghĩa, chống lại ách xâm lược của thực dân Pháp.
Đinh Núp dùng nỏ phục kích, bắn chảy máu lính Pháp; lãnh đạo nhân dân các buôn làng tham gia các tổ du kích, xây dựng làng chiến đấu và chống lại sự càn quét của thực dân Pháp.

Luyện tập trang 88. Em hãy tìm các từ khóa phù hợp với mô tả dưới đây và ghi vào vở.
a) Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn làng ở Tây Nguyên ?
b) Người dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa này ?
c) Loại vải người Tây Nguyên thường dùng để may trang phục truyền thống ?
d) Người anh hùng đã lãnh đạo các bộ tộc người Mnông, Stiêng nổi dậy chống thực dân Pháp ?
đ) Người anh hùng của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ ?

Giải:
a) Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn làng ở Tây Nguyên Nhà Rông
b) Người dân tộc ở vùng Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa này Mùa xuân
c) Loại vải người Tây Nguyên thường dùng để may trang phục truyền thống Thổ cẩm
d) Người anh hùng đã lãnh đạo các bộ tộc người Mnông, Stiêng nổi dậy chống thực dân Pháp Tù trưởng N'Trang Lơng
đ) Người anh hùng của Tây Nguyên đã tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ Anh hùng Núp

Vận dụng trang 88. Tìm hiểu và giới thiệu một trang phục dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà em ấn tượng.
Giải:
Trong văn hóa của người Ê Đê, đàn ông, phụ nữ sẽ có trang phục truyền thống riêng nhưng vẫn giữ được nét đẹp chung của dân tộc. Bằng bàn tay khéo léo cùng sự tinh tế, tỉ mẩn của mình, người Ê Đê đã dệt nên những bộ trang phục mang đậm màu sắc của dân tộc. Theo truyền thống, trang phục của người Ê Đê thường là màu đen hoặc màu chàm
Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê Đê đó là váy tấm, áo chui. Áo của phụ nữ Ê Đê có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻ ngang từ bờ vai trái sang vai phải, được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ôm sát vào thân mình của các cô gái, được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Phần tay áo được thiết kế có phần ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao, rộng để có thể dễ dàng chui mặc. Trên nền màu chàm, áo được trang trí bằng các đường viền kết hợp với dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng ở cổ áo, bả vai, cánh tay, cửa tay và gấu áo. Còn trang phục của đàn ông Ê Đê là đóng khố và mặc vải tấm. Áo của đàn ông có thiết kế rộng và dài hơn của phụ nữ. Phần cổ áo được khoét tròn có xu hướng nghiêng về phía trước và được xẻ thành một đường ở trước ngực. Phần tay áo dài, vạt áo sau dài hơn vạt trước. Trên nền màu sẫm của thân, ống tay áo, viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí vải viền đỏ, trắng. Đặc biệt, khu vực giữa áo có mảng kẻ ngang trong bố cục hình chữ nhật. Đây là loại áo khá tiêu biểu của nam giới người Ê Đê. Ngoài ra còn có loại áo cộc tay đến khuỷu hoặc không có tay.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây