Câu hỏi trang 52: Vì sao Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội? Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu nào khác?
Giải:
- Khuê Văn Các lại được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, vì: công trình này gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội và cả dân tộc Việt Nam; thể hiện nguyện vọng, niềm tự hào của người dân thủ đô và nhân dân cả nước về một thủ đô văn hiến, văn minh.
- Ngoài Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn có những công trình tiêu biểu khác là: nhà bia Tiến sĩ; khu Đại Thành; khu Thái Học; lầu Chuông; lầu Trống,…
Câu hỏi trang 52: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định một số công trình tiêu biểu của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Giải:
- Văn Miếu gồm các công trình kiến trúc tiêu biểu như: Cổng Văn Miếu; Cổng Đại Trung; Khuê Văn Các; Nhà bia Tiến sĩ; Cổng Đại Thành và khu Đại Thành.
- Quốc Tử Giám có các công trình như: Cổng Thái Học; Khu Thái Học; Lầu Chuông; Lầu Trống.
Câu hỏi trang 53: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy mô tả kiến trúc và chức năng của một trong các công trình trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Giải:
(*) Lựa chọn: mô tả kiến trúc và chức năng của Nhà bia Tiến sĩ
- Kiến trúc:
+ Các nhà che bia làm bằng khung gỗ, lợp ngói mũi hài, nền lát gạch.
+ Trong khu vực Nhà bia Tiến sĩ có 82 tấm bia tiến sĩ (tương ứng với 82 khoa thi) được dựng từ năm 1484 đến năm 1780. Nội dung các tấm bia ghi tên, quê quán, khoa thi của 1304 tiến sĩ.
- Chức năng: Nhà bia Tiến sĩ thể hiện sự tôn vinh người hiền tài và truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi trang 55: Đọc thông tin và quan sát hình 4, hãy cho biết những biện pháp nào đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Giải:
- Những biện pháp đã được thực hiện để giữ gìn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
+ Nhà nước đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo các công trình trong khu di tích.
+ Cơ quan quản lí Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền đến khách tham quan về trách nhiệm bảo vệ môi trường, không xâm phạm hiện vật, tổ chức các chương trình giáo dục di sản cho học sinh.
Luyện tập 1 trang 55: Chức năng của Quốc Tử Giám khác Văn Miếu ở những điểm nào?
Giải:
- Điểm khác nhau:
+ Chức năng của Văn Miếu: thờ Khổng Tử và các nhà nho có công trong việc phát triển Nho giáo.
+ Chức năng của Quốc Tử Giám: nơi học tập của các hoàng tử, con quan đại thần hoặc con nhà dân thường học giỏi.
Luyện tập 2 trang 55: Hãy đề xuất một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử.
Giải:
- Một số biện pháp để giữ gìn các di tích lịch sử:
+ Nâng cao ý thức của khách tham quan;
+ Giáo dục ý thức bảo vệ di tích;
+ Đầu tư việc trùng tu các công trình trong di tích,...
Vận dụng trang 55. Hãy nêu cảm nghĩ của em về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam sau khi tìm hiểu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Giải:
Truyền thống hiếu học là một trong những truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam ta. Trong đó thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.