© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) .

Thứ tư - 22/11/2017 05:45
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954 - 1965). Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) .
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam
a. Hoàn cảnh lịch sử

- Thế giới:
 
Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã hình thành và ngày càng phát triển; phong trào giai phóng dân tộc lên cao ở khắp châu Á, châu Phi, châu Mĩ La tinh; phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa.
 
Tuy nhiên chủ nghĩa đế quốc do Mĩ cầm đầu đang ra sức thực hiện âm mưu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, chĩa mũi nhọn vào nơi nào có phong trào cách mạng và chống đế quốc triệt để.
 
- Trong nước:
 
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đã giành được những thắng lợi to lớn trong thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế. Miền Nam còn đế quốc Mĩ và tay sai, nên tiếp tục làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có bước chuyển biến nhảy vọt từ “Đồng khởi” cuối năm 1959 đầu năm 1960.
 
Từ chỗ lành đạo nhân dân cả nước làm nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, lúc này Đảng phải lãnh đạo nhân dân hai miền Nam – Bắc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.
Trong hoàn cảnh đó, Đảng phải Đại hội để củng cố lại tổ chức, sắp xếp lại lực lượng và đề ra đường lối cách mạng cho cả nước cũng như cho mỗi miền.
 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 12 - 9 - 1960, có 525 đại biểu chính thức và 5 Ị đại biểu dự khuyết thay mật cho 50 vạn Đàng viên cả nước. Dự đại hội còn có 17 Đoàn đại biểu quốc tế.
 
Nội dung Đại hội:
 
- Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa mới, bầu Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Đan chấp hành Trung Ương Đảng.
 
-.Đại hội nghe và thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng, ra Nghị quyết về đường lối, nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới.
 
* Báo cáo chính trị xác định nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước là tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chù nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thé giới.
 
Xác định cách mạng từng miền Nam - Bắc. Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ cách mạng miền Nam thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân çhủ nhân dân. Cách mạng hai miền đều có mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chung, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đổi với sự nghiệp thống nhất nước nhà, cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam cò vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
 
-Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) thực hiện ở miền Bắc.
 
c. Ý nghĩa lịch sử của Đại hội

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng là Đại hội: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà” và là cơ sở cho “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết thành một khối khổng lồ. “Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên”.
 
2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965) ở miền Bắc
 
Đây là kế hoạch đầu tiên lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trung tâm, nhằm tiến công vào nghèo nàn lạc hậu, có tác dụng cổ vũ toàn Đảng, toàn dân ta hăng hái lao động xây dựng chủ nghĩa, ra sức củng cố quốc phòng làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.
 
Quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn:
 
- Trong nông nghiệp: Xây dựng và phát triển nông trường và lâm trường quốc doanh, trại thí nghiệm nghiên cứu cây trồng và chăn nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tỉ lệ sử dụng cơ khí trong nông nghiệp tăng lên, hệ thống tưới tiêu ngày càng mở rộng. Nhiều hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc trên một héc ta.
 
- Trong công nghiệp: Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần lao động hăng say cần cù sáng tạo của giai cấp công nhân, đã xây dựng được nhiều cơ sở công nghiệp: Khu gang thép Thái Nguyên, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Thuỷ điện Thác Bà, Phân đạm Hà Bắc, khu công nghiệp nhẹ Thượng Đỉnh (Hà Nội) các Nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển... Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93,1% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc.
 
- Thương nghiệp quốc doanh đã chiếm lĩnh thị trường góp phần vào việc phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
 
- Mạng lưới đường bộ, đường sát, đường sông, đường biển được xây dựng hoàn chỉnh phục vụ đắc lực cho giao lưu kinh tế, củng cố quốc phòng.
 
- Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế đều có bước phát triển và tiến bộ đáng kể. Năm học 1964 - 1965 so với năm học 1960 - 1961 số học sinh phổ thông tăng từ 1.899.000 lên 2.676.000, sinh viên đại học tăng lên từ 16.700 lên 27.000. Mạng lưới y tế mở rộng xuống tận thôn xã.
 
- Quân đội được xây dựng chính qui, bước đầu được trang bị hiện đại.

- Chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn vật chất gồm vũ khí, đạn dược, thuốc men..., nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng.
 
Song, trong quá trình thực hiện chính trị cùng vi phạm một số sai lầm do tư tưởng chủ quan, giáo điều, nóng vội như:
 
Đề ra phương châm tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh, mạnh, vừng chắc, đề ra nhiệm vụ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, nhanh chóng hiện đại hóa nền kinh tế nhỏ bé lạc hậu của chúng ta trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn chưa có những tiền đề cần thiết; nêu chỉ tiêu, mục tiêu quá lớn và cao so với điều kiện hiện tại và khả năng thực tế của ta.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây