© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, củng cố hòa bình, tiến tới cuộc “Đồng Khởi” (1950 - 1960).

Thứ tư - 22/11/2017 04:46
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (1954 - 1965). Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, củng cố hòa bình, tiến tới cuộc “Đồng Khởi” (1950 - 1960).
1. Chế độ Mĩ - Diệm ở miền Nam Việt Nam
 
Thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, đế quốc Mĩ thực hiện “lấp chỗ trống” ở miền Nam Việt Nam.
 
Tướng Côlin được cử làm đại sứ Mĩ ở miền Nam mang theo kế hoạch gồm 6 điểm:

- Hất cẳng Pháp và các lực lượng thân Pháp để độc chiếm miền Nam.

- Tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia cắt miền Nam.

- Giúp Diệm xây dựng chính quyền “hợp pháp” đứng được trên thế ba chân chính trị, kinh tế, quân sự.

- Giúp Diệm xây dựng “quân đội quốc gia” gồm cả về trang bị và huấn luyện.

- Thực hiện nhiều cải cách kinh tế nhằm biến miền Nam thành thị trường tiêu thụ.

- Dành ưu tiên cho hàng hóa và vốn đầu tư của Mĩ vào phát triển kinh tế miền Nam. Thông qua chính quyền và quân đội tay sai, Mĩ thực hiện âm mưu biến miền
Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, dùng miền Nam làm bàn đạp tiến công miền bác, ngăn chặn làn sóng cách mạng ở Đông Nam Á.
 
Về phía Diệm, giữa năm 1954 Diệm lập ra “Đảng cần lao nhân vị”. Cuối năm 1954, chúng tổ chức “Phong trào cách mạng quốc gia” với nội dung nhằm “chống cộng”, “đả thực”, “bài phong”.
 
Từ năm 1955, tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” trên toàn miền Nam và coi đây là “quốc sách”. Chúng tổ chức hàng loạt cuộc vây bắt, tàn sát, bỏ tù những người kháng chiến cũ. Với phương châm tiêu diệt cộng sản không thương tiếc, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Mĩ - Diệm dùng hình thức giết người man rợ thời trung cổ.
 
Mĩ - Diệm còn thi hành chương trình “cải cách điền địa” nhằm lấy lại ruộng đất mà cách mạng giao cho nông dân.
 
Bản chất của Mĩ- Diệm còn lộ rõ trong hàng loạt hành động chống nhân dân. Tiêu biểu là vụ ám sát ở Chợ Được (Quảng Nam) làm 39 người chết, 37 người bị thương vào ngày 4-9-1954; vụ trả thù những người kháng chiến cũ ở xã Vĩnh Trinh (Duy Xuyên, Quảng Nam); vụ triệt hạ ở Hương Điền (Quảng Trị); vụ đầu độc một lúc 6000 người ở Phú Lợi (Sài Gòn)
.
2. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, củng cố hòa bình
 
- Mở đầu là phong trào hòa bình của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn Chợ Lớn nổ ra vào 8/1954. Quần chúng đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, hội họp để chào mừng ngày hội của đất nước, yêu cầu Mĩ - Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ.
 
- Năm 1955 - 1956 đã liên “tục nổ ra những cuộc đấu tranh sôi nổi, rầm rộ và đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đòi thống nhất đất nước, chống các trò hề “Trưng cầu dân ý”“bầu cử Quốc hội” của Ngô Đình Diệm đòi các quyền tự do dân chủ, chống “cải cách điền địa” giả hiệu, bảo vệ những quyền lợi do cách mạng đem lại. Ngày 1/5/1956 có 15 vạn công nhân và nhân dân Sài Gòn mít tinh, biểu tình. Ngày 1/5/1957 hơn 50 vạn công nhân, nhân dân lao động miền Nam đấu tranh kỷ niệm ngày Quốc tế lao động.
 
- Từ cuối 1957 trở đi cuộc đấu tranh trở nên vô cùng quyết liệt, chống các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” và đạo luật 10/59 của Mĩ - Diệm. Không chỉ đấu tranh chính trị đơn thuần, đồng bào ta ở miền Nam bước đầu dùng hình thức đấu tranh vũ trang để giữ gìn và phát triển phong trào.
 
- Cuối năm 1959, một số cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra ở nhiều nơi theo đường lối cách mạng bạo lực mà Đảng đã vạch ra trong Nghị quyết 15, mở đầu là cuộc khởi nghĩa ở Trà Bồng (8/1959). Sang đầu 1960 phong trào “Đồng Khởi” phát triển rầm rộ khắp nông thôn miền Nam mà lá cờ đầu là Bến Tre (17/1/1960). Cuộc “Đồng Khởi” vĩ đại bàng lực lượng chính trị quần chúng là chủ yếu đã dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) và làm phá sản hoàn toàn chính sách đàn áp khủng bố mang tính chất “chiến tranh một phía” của đế quốc Mĩ.
 
Như vậy, từ năm 1954 đến 1960 cách mạng miền Nam phát triển từ chỗ chỉ dùng đấu tranh chính trị lên đến đấu tranh chính trị có đấu tranh vũ trang hỗ trợ, với cuộc “Đồng khởi” 1960 cách mạng đã phát triển thành cao trào, giành kết quả hét sức to lớn.
 
Quá trình đấu tranh cách mạng 1954 - 1960 chứng tỏ sự nhạy bén, sáng suốt cúa Đàng, bản lĩnh cách mạng kiên cường của quần chúng miền Nam và sự dự báo về thắng lợi hoàn toàn là tất yếu của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
 
3. Phong trào “Đồng khởi” 1959-1960
a. Nguyên nhân
 
- Đế quốc Mĩ xâm lược miền Nam, chà đạp trắng trợn lên nguyện vọng hoà bình thống nhất Tồ quốc của nhân dân ta, xâm phạm thô bạo độc lập tự do của Tổ quốc ta làm cho xã hội miền Nam xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn toàn thể nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam (nhất là nông dân) với bọn địa chủ phong kiến.
 
Trước phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân miền Nam, Mĩ Diệm ngày càng mở rộng chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng”, tăng cường đàn áp khủng bố thông qua Luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam, giết hại hàng loạt người vô tội với khẩu hiệu: “Thà bắn lầm hơn bỏ sót”.
 
- Chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, nhiều cơ sở cách mạng bị tan vỡ, nhiều cán bộ Đảng viên bị bắt, bị giam cầm và giết hại. Tình hình đó càng làm cho phong trào đấu tranh ngày càng lên cao, trở thành một cơn bão táp cách mạng.
 
* Đáp ứng yêu cầu của phong trào quần chúng, Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 (tháng 1/1959) đã xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là: Khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp vói đấu tranh vũ trang để đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.
 
Hệ quả của những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp nói trên là sự bùng nổ phong trào Đồng Khởi 1959 - 1960.
 
b. Diễn biến của phong trào
 
- Được Nghị quyết 15 của Đảng soi sáng, phong trào nổ ra lẻ tẻ ở một số địa phương:

+ Cuộc nổi dậy của 3.000 đồng bào ở Bắc Ái (Ninh Thuận) vào 2/1959.

+ Cuộc khởi nghĩa ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) vào 8/1959 nhân dân đã nổi dậy đập tan chính quyền địch, xây dựng chính quyền cách mạng dưới hình thức ủy ban nhân dân tự quản. Từ Trà Bồng phong trào lan rộng ra các huyện Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ.
 
- Phong trào lan rộng khắp miền Nam, thành một cao trào Đồng Khởi, tiêu biểu nhất là cuộc nổi dậy ở Bến Tre vào 17/1/1960.
 
Dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Bến Tre, nhân dân các xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Chánh thuộc huyện Mỏ Cày cùng với gậy gộc, giáo mác, tầm vông.... đã đồng loạt nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.
 
Cuộc nổi dậy đã nhanh chóng lan rộng khắp huyện Mỏ Cày và toàn tỉnh Bến Tre. Từ Bến tre phong trào như nước vỡ bờ lan rộng khắp Nam Bộ Tây Nguyên và Trung Trung Bộ.
 
c. Kết quả

- “Đồng Khởi” đã phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở các thôn xã: 600 xã ở Nam Bộ; 904 thôn ở Trung Bộ; 3200 thôn ở Tây Nguyên. Làm rung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm, đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiều mới của đế quốc Mĩ.
 
- Từ “Đồng khởi”, lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị của tập hợp đông đảo hơn.
 
- Ở các vùng mới giải phóng, ủy ban nhân dân tự quản đã tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ gian ác chia cho dân cày nghèo.
 
- Thành quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” đánh dấu bằng sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) tại Tân Lập - Châu Thành - Tây Ninh. Mặt trận là người đại diện chân chính cho nhân dân miền Nam với chủ trương đoàn kết tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phái nhằm đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai.
 
- “Đồng khởi” làm phá sản hoàn toàn chiến tranh một phía của đế quốc Mĩ, đưa cách mạng miền Nam từ giừ gìn lực lượng sang thế tấn công liên tục bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
 
d. Ý nghĩa

- Phong trào “Đồng khởi” bùng nổ và thắng lợi khẳng định sự độc lập tự chủ của Đảng ta trong việc vạch ra đường cách mạng. Nó chứng minh rằng đường lối cách mạng bạo lực của Đảng ta hết sức sáng suốt, kịp thời phù hợp với yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng.
 
- Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” ca ngợi sức mạnh quật khởi vô cùng to lớn của nhân dân miền Nam được Đảng lãnh đạo.
 
- “Đồng khởi” là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đầu tiên của cách mạng miền Nam, tạo nên tiền đề hết sức quan trọng trong sự phát triển của cách mạng trong những giai đoạn tiếp theo trong thé tiến công liên tục và ngày càng mở rộng.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây