© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 11)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 11), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị.
 
A. Cộng hòa.                                    C. Quân đội nhân dân.
B. Quốc dân quân                             D. Vệ quốc quân.
 
Câu 2. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
 
A. “Chính phủ Lập quốc”.                  B. “Chính phủ Vệ quốc”,
c. “Chính phủ Cứu quốc”.                 D. “Chính phủ yêu nước”.
 
Câu 3. Khi quân đội Đức tiến sâu vào đất Pháp và bao vây Pa-ri, chính phủ lâm thời tư sản ra lệnh cho nhân dân làm gì?
 
A. Kiên quyết đứng lên chống Đức đến cùng.
B. Giải tán lực lượng vũ trang,
C. Hãy cứu nguy cho Tổ quốc.
D. Chấm dứt phòng thủ đất nước.
 
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri?
 
A Mâu thuần gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công,
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
 
Câu 5. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
 
A. Vì cuộc cách mạng này lật đố chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
. D. Vì cuộc cách mạng này thành lập nước bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
 
Câu 6. Sau khi bị thất bại, tàn quân của Chính phủ tư sản rút chạy về đâu?
 
A.  Mông-mác.                          C. Pa-ri.
B.  Véc-xai.                              D. Xơ-đăng.
 
Câu 7. Ở Pháp cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn (từ những năm 1830) nhưng lại phát triển nhanh, vì sao?
 
A. Do Pháp tiếp thu những thành tựu kỉ thuật ở Anh.
B. Nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt. Sử dụng nhiều máy móc hơi nước.
C. Pháp có nền sản xuất tương đối phát triển.
D. A + B đúng.
 
Câu 8. Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra vào những năm nào?
 
A. Từ những năm 40 của thế kỉ XIX.
B. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII.
C. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XVIII
D. Từ cuối những năm 30 của thế kỉ XIX.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Nhìn vào bảng thống kê dưới dây, hãy nhận xét về quá trình xuất khẩu của nước Anh từ năm 1870 đến năm 1910?
 
Năm Xuất khẩu hàng hoá (Triệu Stéc linh)

Xuất khẩu hàng hoá (Triệu Stéc linh)
 
1870 
 
   
1890    
1910 
 
   
 
Câu 2. Tình hình kinh tế của Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
 
Câu 3. Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 11 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C D C A B B A
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Quá trình xuất khẩu của nước Anh từ năm 1870 đến năm 1910?
 
Năm Xuất khẩu hàng hoá (Triệu Stéc linh)
Xuất khẩu hàng hoá (Triệu Stéc linh)
 
 
1870 
 
139,6 51,2
 
1890  263,5 101,3
 
1910 
 
430,4
207,1
 
* Nhận xét : Trong 40 năm xuất khẩu, hàng hóa của Anh tăng 3 lần, xuất khẩu tư bản tăng lên 4 lần. Xuất khẩu tư bản là một đặc trưng của Anh và các nước đế quốc.
 
Câu 2. Tình hình kinh tế của Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
 
Tình hình kinh tế của Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
 
- Kinh tế: Hậu quả của chiến tranh Phốp - Phổ (1870-1871)1 làm công nghiệp phát triển chậm lại, tụt xuống hàng thứ tư thế giới (cuối thế kỉ XIX).
 
+ Đầu thế kỉ XX, các ngành đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại phát triển, các ngành công nghiệp mới như điện khí, hóa chất. Chế tạo ô tô ra đời và tăng trưởng mạnh. Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, năng suất thấp.
 
+ Trong bối cảnh đó các công ti độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp là nước đứng thứ hai sau Anh về xuất khẩu tư bản dưới hình thức cho vay lấy lãi.
 
Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
 
Câu 3. Nhận xét về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX:
 
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển mạnh mẽ:
 
Số lượng: Giai cấp công nhân ở Mĩ, Đức, Anh, Pháp phát triển nhanh chóng. Đội ngũ công nhân những nước này đã lên tới hàng triệu người. Số lượng công nhân tham gia đấu tranh đông đảo, điển hình là cuộc đấu tranh ở Mĩ ngày 1-5-1886, hơn 350.000 công nhân đình công, biểu tình, 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình.
 
Quy mô: các cuộc đấu tranh có qui mô lớn.
 
Phạm vi: ở tất cả các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ.
 
Tính chất: Các cuộc đấu tranh nổi ra quyết liệt, có mục tiêu rõ ràng: đòi ngày làm 8 giờ.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây