© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 14)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 14), có đáp án.
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa dê quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân" ?
 
A. Nước Anh đế quốc mà “Mặt Trời không bao giờ lặn”.
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
 
Câu 2. Về chính trị, Anh là nước:
 
A. Quân chủ lập hiến,                       C. Cộng hoà.
B. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân’’       D. Quân phiệt hiếu chiến.
 
Câu 3. Bị tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh) về công nghiệp để tiếp tục phát triển, Pháp đã làm gì?
 
A. Đầu tư vào các thuộc địa.
B. Đầu tư khai thác các thuộc địa để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt.
C. Phát triển một số ngành công nghiệp mới, đầu tư ra nước ngoài với hình thức cho vay lấy lãi.
D. Thành lập các công ty độc quyền.
 
Câu 4. Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tê Pháp phát triển chậm lại, vì sao?
 
A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo.
B. Pháp lo đầu tư khai thác thuộc địa.
C. Pháp chỉ lo chi vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều, chỉ tập trung vào ngành ngân hàng.
 
Câu 5. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?
 
A. Mĩ, Đức, Anh.                              C. Đức, Nga, Mĩ.
B. Mĩ, Nga, Trung Quốc.                   D. Nga, Pháp, Hà Lan.
 
Câu 6. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời đạt được nhiều thành tựu, đó là:
 
A. Khai thác mỏ, luyện kim.
B. Điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô, điện ảnh.
C. Luyện kim, hóa chất, đóng tàu.
D. Khai thác mỏ, hóa chất, đóng tàu.
 
Câu 7. Các Công ti độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào?
 
A. Cac-ten và tơ-rớt.                         C. Các-ten và Xanh-đi-ca.
B. Tơ-rớt và Xanh-đi-ca.                   D. Tất cả các hình thức trên.
 
Câu 8. Nguyên nhân nào đưa đến sự ra đời của các công ti độc quyền ở Đức?
 
A. Nước Đức thống nhất, nền nông nghiệp phát triển nhanh (đầu châu Âu)
B. Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng trong các ngành kinh tế.
C. Đức ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất.
 D. Đức đầu tư mạnh vào việc xuất khẩu tư bản.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Lập bảng thống kê các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII - XIX theo mẫu sau:
 
Lĩnh vực Tác giả Thành tựu
 
Công nghiệp 
 
   
Giao thông vận tải, thông tin liên lạc 
 
   
Nông nghiệp 
 
   
Quân sự 
 
   
 
 
Câu 2. Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889-1914).
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 14 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A C A A B C B
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Lập bảng thống kê các thành tựu chủ yếu của kĩ thuật thế kỉ XVIII -XIX theo mẫu sau: 
 
Lĩnh vực Tác giả Thành tựu
 
Công nghiệp 
 
Các nhà khoa học Anh và các nước Âu, Mĩ
 
Kĩ thuật luyện kim, chế tạo máy móc (máy hơi nước), máy chế tạo công cụ
Giao thông vận tải, thông tin liên lạc 
 
Phơn-tơn (Mĩ);
- Xti-phen-xơn (Anh);
- Người Nga, Mĩ.
- Moóc-xơ (Mĩ)
 
- Đóng tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
- Chế tạo xe lửa chạy trên đường sắt.
- Phát minh máy điện tín.
- Sáng chế bảng chữ cái cho điện tín
 
Nông nghiệp 
 
Các nhà khoa học Âu, Mĩ
 
 Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày
 
Quân sự 
 
Các nhà khoa học Âu, Mĩ
 
Nhiều vũ khí mới: đại bác, súng trường, chiến hạm, ngư lồi
 
 
Câu 2. Quốc tế thứ hai (1889-1914)
 
* Hoàn cảnh ra đời: Trong những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, nhiều tổ chức, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời. Việc thống nhất lực lượng trong một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất là cần thiết.
 
- Ngày 14-7-1889, Quốc tế thứ hai tuyên bố thành lập ở Pa-ri,
 
* Hoạt động: 2 giai đoạn:
 
Giai đoạn 1: (từ 1889 đến 1895): Dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã thông qua một sô nghị quyết đúng đắn, đóng góp quan trọng vào việc phát triển phóng trào công nhân thế giới.
 
Giai đoạn 2: (từ 1895 đến 1914): Sau khi Ăng -ghen mất, Quốc tế thứ hai bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn, các Đảng trong Quốc tế thứ hai xa rời đường lối đấu tranh Cách mạng, thoả hiệp với tư sản đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc. Quốc tế thứ hai phân hóa và tan rã khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây