© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 15)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 15), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Đặc điểm của tổ chức độc quyền ở Pháp là gì?
 
A. Tập trung tài chính đạt mức cao.
B. Tập trung ngân hàng đạt mức cao.
C. Xuất khẩu tư bản tài chính.
D. Tập trung tư sản vào sản xuất công nghiệp.
 
Câu 2. Chủ nghĩa đế quốc Pháp được mệnh danh là:
 
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng,
C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
 
Câu 3. Sau khi Đế chế thứ hai sụp đổ, nền cộng hòa thứ mấy ở Pháp được thiết lập?
 
A. Cộng hòa thứ nhất.                      C. Cộng hòa thứ ba.
B. Cộng hòa thứ hai.                         D. Cộng hòa thứ tư.
 
Câu 4. Từ năm 1870 đến năm 1893, Pháp tăng cường xăm lược các nước ở khu vực nào?
 
A. Châu Á, châu Phi, châu Mĩ La- tinh.
B. Châu Âu, châu Phi.
C. Châu Á, châu Mĩ La-tinh.
D. Châu Á, châu Phi.
 
Câu 5. Sau Hiệp ước Véc-xai (1871), Đức có thêm điều kiện thuận lợi nào từ bên ngoài để xây dựng và mở rộng kinh doanh?
 
A. Được các nước Anh, Pháp, Mĩ cho vay vốn.
B. Chiếm được 5 tỉ phơ-răng và hai vùng An-dát, Lo-ren của Pháp,
C. Có thêm vùng nguyên liệu ở miền Tây Nam.
D. Được Anh, Pháp nhượng bộ một số thuộc địa.
 
Câu 6. Trong khoảng thời gian nào, kinh tế Mĩ từ hàng thứ tư nhảy lên đứng đầu thế giới?
 
A. Từ năm 1865 đến năm 1890.                 B. Từ năm 1865 đến năm 1892.
C. Từ năm 1865 đến năm 1894.                 D. Từ năm 1860 đến năm 1870.
 
Câu 7. Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là gì?
 
A.  Cac-ten.                             C. Rốc-phe-lơ
B.  Xanh-đi-ca.                          D. Tơ-rớt
 
Câu 8. Đầu thế kỉ XX ngành công nghiệp nào của Pháp ra đời và tăng trưởng mạnh:
 
A. Công nghiệp đóng tàu thuỷ.                  B. Công nghiệp khai thác mỏ.
C. Công nghiệp chế tạo ôt ô.                     D. Công nghiệp chế biến.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Lập bảng thống kê các tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII-XIX theo mẫu sau:
 
Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội
 
Tác giả Thành tựu Tác giả Thành tựu
 
       
       
       
  
Câu 2. Trình bày tóm tắt nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng Nga 1905-1907.
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 15 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C C D B C D C
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Lập bảng thống kê các tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII - XIX theo mẫu sau:
 
 
 
Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội
 
Tác giả Thành tựu Tác giả Thành tựu
 
Niu-tơn Thuyết vạn vật hấp dẫn Phoi-ơ-bách, Hê-ghen (Đức) Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Lô-mô-nô-xốp
(Nga)
 
Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng Xmít và Ri-các-đô (Anh)
 
Kinh tế chính trị học tư sản
 
Puốc-kin-giơ
(Séc)
 
Bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống mô động vật
 
Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) O-oen (Anh)
 
Chủ nghĩa xã hội không tưởng
 
Đác-uyn (Anh) Thuyết tiến hóa và di truyền Mác, Ăng-ghen Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học
 
 
Câu 2. Tóm tắt nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng Nga 1905-1907:
 
- Nguyên nhân:
 
Đầu thế kỉ XX nước Nga lâm vào khủng hoảng. Nhiều nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp, tiền lương giảm sút, ngày lao động kéo dài từ 12 đến 14 giờ. Mâu thuẫn giai cấp phát triển gay gắt.
 
Nga hoàng lại đẩy nhân dân Nga vào chiến tranh Nga - Nhật và thất bại của Nga càng làm cho khung hoảng trầm trọng thêm.
 
-Diễn biến:
 
Chủ nhật 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình kéo đến Cung điện Mùa Đông đưa yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng cho quân đội đàn áp làm 1000 người chết, 2000 người bị thương.
 
Hưởng ứng lời kêu gọi của những người Bôn-sê-vích, công nhân cầm vũ khí khởi nghĩa; nông dân phá dinh thự của địa chủ, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin và nhiều đơn vị nổi dậy. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va tháng 12-1905. Cuộc khởi nghĩa thất bại vì lực lượng quá chênh lệch.
Phong trào kéo dài đến giữa năm 1907 thì chấm dứt.
 
-Kết quả:

Cách mạng Nga 1905-1907 đã giáng đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và là bước khởi đầu cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 
Do ảnh hưởng của cách mạng 1905-1907, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bước vào giai đoạn đấu tranh mới.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây