© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 17)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 17), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
 
A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
 
Câu 2. Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
 
A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra dời.
C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
D. Phát triển nghề thai thác mỏ.
 
Câu 3. Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
 
A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...
B. Chế được đại bác bắn nhanh và xa.
C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.
D. Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương.
 
Câu 4. Tác dụng của văn học tiến bộ thế kỉ XVIII-XIX trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là:
 
A. Vạch trần bộ mật thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa.
B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền,
C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.
D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
 
Câu 5. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
 
A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-Oen.
B. Phu-ri-ê; Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-Oen.
 
Câu 6. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
 
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu chế độ bóc lột, xây dựng xã hội mới.
 
Câu 7. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?
 
A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển.
B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.
C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.
D. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.
 
Câu 8. Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII -  XIX là gì?
 
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyến biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đấy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Trình bày những thành tựu về khoa học tự nhiên của thế kỉ XVIII- XIX.
 
Câu 2. Qua bảng thống kê sau đây, em có nhận xét gì về chính, sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ.
 
Giá trị lương thực xuất khẩu
Số người chết đói
 
Năm Số lượng Năm Số người chết
 
1840 858.000 livrơ 1825-1850 400.000
1858 3.800.000 livrơ 1850-1875  5.000.000
 
1901  9.300.000 livrơ 1875-1900 15.000.000
 
 
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 17 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C A A D A D C
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Những thành tựu về khoa học tự nhiên của thế kỉ XVIII-XIX:
 
- Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lô-mô-nô-xốp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
- Năm 1837, nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật.
- Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.
- Những phát minh trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.
 
Câu 2. Nhận xét về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ:
 
- Các con số cho thấy, số lượng lương thực xuất khẩu tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói tăng nhanh. Chứng tỏ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo của nền kinh tê Ấn Độ.
 
- Chính trị: Dùng chính sách chia đế trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.
 
- Hậu quả: Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thế cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nỗ ra.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây