© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 19)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 19), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay (Ấn Độ) diễn ra vài thời gian nào?
 
A. Ngày 10 tháng 5 năm 1857.                  B. Ngày 5 tháng 7 năm 1857.
C. Ngày 5 tháng 10 năm 1857.                   D. Ngày 10 tháng 5 năm 1858.
 
Câu 2. Lực lượng chủ yếu tham gia cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) là những tầng lớp nào?
 
A. Binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh.
B. Binh lính, nông dân, thợ thủ công,
C. Binh lính, nông dân, công nhân.
D. Binh lính, công nhân, tư sản Ấn.
 
Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay mang tính chứ dân tộc?
 
A. Vì nó giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với thực dân Anh cướp nước để giành độc lập.
B. Vì nó giải phóng dân tộc Ấn Độ khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
C. Vì nó cùng nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh xâm lược.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 4. Đảng Quốc Đại là Đảng của giai cấp nào?
 
A Giai cấp vô sản.                                      B. Giai cấp tư sản.
C. Tầng lớp tiểu tư sản.                              D Giai cấp nông dân.
 
Câu 5. Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì đề đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?
 
A. Dùng phương pháp bạo lực.
B. Dùng phương pháp thương lượng,
C. Dùng phương pháp ôn hòa.
D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.
 
Câu 6. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là gì?
 
A. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ
 D. Giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế
 
Câu 7. Đảng Quốc đại được thành lập vào năm nào?
 
 A. Năm 1857
 B. Năm 1859
 C. Năm 1885
 D. Năm 1905
 
Câu 8. Hai mươi năm, sau khi thành lập, Đảng Quốc đại phân hóa như thế nào?
 
A. Một bộ phận chống lại mọi hình thức dấu tranh bạo lực.
B. Một bộ phận muốn dựa vào Anh đem lại tiến bộ và vãn minh cho Ấn Độ.
C. Một bộ phận theo đường lôi cấp tiến, chông lại phái ôn hòa đòi lật đô ách thống trị của thực dân Anh.
D. Một bộ phận cùng đấu tranh chống lại thực dân Anh nhưng không triệt để.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Những phát minh của khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX.
 
Câu 2. Hãy nêu những nét chính về diễn biến Cách mạng Tăn Hợi ở Trung Quốc (1911).
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 19 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A B C D C C
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Những phát minh của khoa học xã hội thế kỉ XVIII-XIX:
 
- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
 
- Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu là Xmít và Ri-các-đô.
 
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng với các tên tuổi Xanh-Xi-mông, Phu-ri-ê, ô-Oen.
 
- Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là sự ra đời của học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
 
Vai trò của khoa học xã hội đến với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII - XIX là đã phá ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, giải thích rõ qui luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
 
Câu 2. Những nét chính về diễn biến Cách mạng Tân Hợi ở trung Quốc (1911):
 
- Ngày 10-10-1911, Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương.
 
- Phong trào cách mạng nhanh chóng đạt được thắng lợi và lan rộng. Cuối năm 1911, nhiều tỉnh miền Nam và miền Trung đã hưởng ứng cách mạng. Quân cách mạng tiến tới Nam Kinh rồi Bắc Kinh.
 
Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.
 
Tháng 2-1912, Viên Thế Khải lợi dụng phong trào cách mạng, gây sức ép buộc vua Thanh là Phổ Nghi phải thoái vị. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ. Tôn Trung Sơn cũng từ chức, Viên Thế Khải lên làm Tổng thống. Cách mạng coi như kết thúc.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây