© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 22)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 22), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu?
 
A. Ngày 01 - 11 - 1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc).
B. Ngày 11 - 01 - 1852. Ở Quảng Đông (Trung Quốc).
C. Ngày 11 - 01 - 1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc).
D. Ngày 01 - 01 - 1851. Ở Thiên Kinh (Trung Quốc).
 
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc do ai lãnh đạo?
 
A.  Khương Hữu Vi.                C. Tôn Trung Sơn.
B.  Lương Khải Siêu.               D. Hồng Tú Toàn.
 
Câu 3. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
 
A. Từ Hi Thái Hậu
B. Vua Quang Tự
C. Khang Hữu Vi-Lương Khải Siêu
D. Tôn Trung Sơn
 
Câu 4. Mục đích của cuộc vận động Duy tân (1898) ở Trung Quốc là gì?
 
A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bàng chê độ tư bản chủ nghĩa.
B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chê bằng chế độ quân chủ lập hiến,
C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc.
D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh.
 
Câu 5. "Ngày 14-8-1900, Bắc Kinh thất thủ. Từ Hi Thái hậu, vua Quang Tự cùng quần thần phải bỏ chạy khỏi kinh đô. Quân đội các nước đế quốc đã tiến hành cuộc tàn sát, đốt phá, cướp bóc cực kì tàn bạo tại Thiên Tân và Bắc Kinh". Đó là hậu quả của cuộc đấu tranh nào ?
 
A. Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851-1864).
B. Cuộc vận động Duy Tân (1898).
C. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1900).
D. Cách mạng Tân Hợi (1911).
 
Câu 6. Mặc dù thất bại, nhưng cuộc vận dộng Duy tân ở Trung Quốc (1898) có ý nghĩa gì?
 
A. Làm lung lay trật tự, nền tảng chế độ phong kiến Trung Quốc.
B. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào Trung Quốc,
C. Mâu thuẫn giữa các thế lực trong triều đình Mãn Thanh phát triển gay gắt.
D. A + B đúng.
 
Câu 7. Phong trào Nghĩa Hòa đoàn nổ ra ở vùng nào của Trung Quốc?
 
A. Sơn Đông.                           C. Nam Kinh.
B. Sơn Tây.                             D. Bắc Kinh.
 
Câu 8. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là:
 
A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc.
C. Chống lại Từ Hi Thái hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.
D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911). Tại sao nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
 
Câu 2. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ X  theo mẫu sau:
 
Tên nước Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Kết quả
 
In-đô-nê-xi-a
 
     
Phi-líp-pin
 
     
Cam-pu-chia
 
     
Lào
 
     
Việt Nam
 
     
Miến Điện
 
     
  
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 22 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B C D A B C D
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi (1911):
 
Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hoà ra đời.
 
Cách mạng đã tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
 
- Nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: Đây là cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Song cuộc cách mạng này không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
 
Câu 2. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
 
Tên nước Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Kết quả
 
In-đô-nê-xi-a
 
1905-1908 Thành lập công đoàn xe lửa
Thành lập Hội liên hiệp công nhân
Đảng Cộng sản In- đô-nê-xi-a thành lập
 
Phi-líp-pin
 
1896-1898 Cách mạng bùng nổ Nước cộng hòa Phi- lip-pin ra đời
 
Cam-pu-chia
 
1863-1868 Khởi nghĩa ở Ta-keo, khởi nghĩa ở Cra-chê Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
 
Lào
 
1901-1907 Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na- khét
Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô- ven
Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
 
Việt Nam
 
1885-1896.
1884-1913
Phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
 
Miến Điện
 
1885 Kháng chiến chống Anh Chưa có kết quả
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây