© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 23)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 23), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, triều đình phong kiến Mãn Thanh có thái độ như thế nào?
 
A. Phối hợp với nghĩa quàn Nghĩa Hòa đoàn chống lại.
B. Kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ Nghĩa Hòa đoàn,
C. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc.
D. Triều đình Mãn Thanh cho quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa.
 
Câu 2. Đại diện ưu tú nhất cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?
 
A. Vua Quang Tự.
B. Khang Hữu Vi.
C. Tôn Trung Sơn.
D. Lương Khải Siêu.
 
Câu 3. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào?
 
A. Tư sản.
B. Vô sản.
C. Công nhân, nông nhân.
D. Phong kiến.
 
Câu 4. Học thuyết Tam dân do ai khởi xướng?
 
A. Khang Hữu Vi.
B. Lương Khải Siêu,
C. Tôn Trung Sơn.
D. Tưởng Giới Thạch.
 
Câu 5. Học thuyết Tam dân có nội dung gì?
 
A. "Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền".
B. "Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc",
C. "Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do".
D. "Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình".
 
Câu 6. Cương lĩnh của Đồng minh hội là?
 
A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, giành ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập.
C. Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
D. Đánh đổ chế độ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
 
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc kéo dài bao nhiêu năm?
 
A. 14 năm.
B. 15 năm.
C. 20 năm.
D. 24 năm.
 
Câu 8. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc được khởi xướng vào năm nào?
 
A Năm 1840.
B. Năm 1851.
C. Năm 1898
D. Năm 1905.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Trình bày tóm tắt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
 
Câu 2. Vì sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo, trong đó có các sĩ phu yêu nước Việt Nam?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 23
 
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C A C B C A C
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Tóm tắt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX :
 
- Ngay khi bị thực dân xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Thực dân thi hành chính sách cai trị hà khắc.
 
- Điểm chung của chính sách cai trị thuộc địa của thực dân phương Tây là: Vơ vét tài nguyên, không mở mang công nghiệp, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.
 
- Cuộc đấu tranh chống xâm lược giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp.
 
+ Ở In-đô-nê-xi-a: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời.
 
Năm 1905 nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a.
 
+ Ở Phi-líp-pin: Cuộc cách mạng năm 1896-1898 bùng nổ đánh dấu sự ra đời của nước cộng hòa Phi-lip-pin.
 
Sau đó Mĩ nhảy vào, phong trào kháng chiến chống Mĩ phát triển song thất bại.
 
+ Ở Cam-pu-chia: Năm 1863-1866, A-cha-Xoa lãnh đạo khởi nghĩa ở Ta Keo. Năm 1866-1867, Pu-côm-bô chỉ huy khởi nghĩa ở Cra-chê.
 
+ Ở Lào: Năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na- khét đấu tranh vũ trang; khởi nghĩa cao nguyên Bô-lô-ven (1901-1907).
 
+ Ở Miến Điện: Năm 1885, nhân dân kháng chiến anh dũng chống thực dân Anh.
 
+ Ở Việt Nam: Có phong trào Cần Vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884-1913).
 
Các phong trào đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.
 
Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo, trong đó có các sĩ phu yêu nước Việt Nam, bởi vì:

- Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản phát triển, vì thế Nhật thoát khỏi sự đô hộ của các đế quốc phương Tây, cho nên nhiều nước châu Á muốn noi theo.
 
- Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam, tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu muốn noi theo con đường của Nhật Bản để canh tân đất nước, bằng chủ trương Đông du, đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật học.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây