© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 25)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 25), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Vì sao trong thời kì 1918 - 1923 cách mạng diễn ra mạnh mẽ ở Đức?
 
A. Đức là nước bại trận, phải bồi thường chiến tranh và mất hết thuộc địa.
B. Đức chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh hơn cả, khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc.
C. Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
D. B + C đúng.
 
Câu 2. Kết quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu đó là:
 
A. Sự trưởng thành của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
B. Tấn công mạnh mẽ vào chính quyền thống trị ở các nước
C. Sự ra đời của các đảng cộng sản ở mỗi nước.
D. Lật đố chế độ quân chủ tồn tại ở mỗi nước.
 
Câu 3. Năm 1920 có những Đảng cộng sản nào được thành lập?
 
A. Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Đức.
B. Đảng Cộng sản Anh và Đảng Cộng sản Đức.
C. Đảng Cộng sản Anh và Đảng Cộng sản Pháp.
D. Đảng Cộng sản Nga và Đảng Cộng sản Pháp.
 
Câu 4. Hoàn cảnh nào cơ bản nhất dẫn đến sự ra đời của Quốc tế Cộng sản?
 
A. Cao trào cách mạng dâng cao ở các nước thuộc châu Âu dẫn đến sự thành lập các Đảng cộng sản ở nhiều nước.
B. Chính quyền tư sản đàn áp khủng bố phong trào của quần chúng,
C. Những hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga.
D. Quốc tế thứ hai đã giải tán.
 
Câu 5. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức của lực lượng nào ?
 
A. Giai cấp công nhân thế giới.
B. Đảng cộng sản của các nước trên thế giới,
C. Khối liên minh công - nông tất cả các nước.
D. Giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
 
Câu 6. Quốc tế cộng sản tồn tại trong khoảng thời gian nào ?
 
A. Từ năm 1919 đến năm 1941.
B. Từ năm 1919 đến năm 1942.
C. Từ năm 1919 đến năm 1943.
D. Từ năm 1919 đến năm 1944.
 
Câu 7. Trong thời gian tồn tại, Quốc tế cộng sản tiến hành bao nhiêu lần Đại hội?
 
A. Năm lần Đại hội
B. Sáu lần Đại hội
C. Bảy lần Đại hội
D. Tám lần Đại hội
 
Câu 8. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản đã thông qua vấn đề gì quan trọng ?
 
A. Sự cần thiết phải khởi nghĩa giành chính quyền từ tay tư sản.
B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo,
C. Nghị quyết thành lập Đảng cộng sản ở các nước.
D. Nghị quyết chống chiến tranh đế quốc.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?
 
Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 25 PHẦN 1.
 
 TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D C C A D C C B
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu l. Quốc tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh:
 
Sự ra đời của Quốc tế cộng sản là một yêu cầu khách quan và bức thiết của phong trào công nhân và cách mạng thế giới lúc này. Những tiền đề dẫn tới sự ra đời của Quốc tế cộng sản là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga phong trào cách mạng dâng cao ở châu Âu và nhiều nước trên thế giới và sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản ở các nước : Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918); Đảng Cộng sản Pháp (1920); Đảng Cộng sản Anh (1920)...
 
- Với sự hoạt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga, ngày 2-3-1919, Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản (gọi tắt là Quốc tế thứ ba) đã khai mạc ở Mát-xcơ-va. Đây là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới
 
Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

- Sự phát triển cực kì nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX không phải là hiện tượng bột phát mà xuất phát từ những lợi thế nước Mĩ có được: nước Mĩ tham gia trong chiến tranh muộn, hầu như không bị tổn thất gì, là nước thắng trận Mĩ lại giàu lên nhờ bán được nhiều vũ khí và trở thành chủ nợ của các nước châu Âu (trên 10 tỉ đô la).
 
- Sau chiến tranh, trong khi cả châu Âu kiệt quệ, Mĩ không tốn thời gian khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Mĩ lại có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu.
 
- Ngoài ra, để đạt được sự phát triển đó, giai cấp tư sản Mĩ đã dùng mọi biện pháp để cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân trong nước.
 
=> Sau chiến tranh Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây