© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 26)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 26), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa được thông qua tại Đại hội lần thứ mấy của Quốc tế cộng sản?
 
A. Đại hội lần thứ nhất.                              B. Đại hội lần thứ hai.
C. Đại hội lần thứ ba.                                 D. Đại hội lần thứ bảy.
 
Câu 2. Trước biến đổi như thế nào của tình hình thế giới, Quốc tế cộng sản triệu tập Đại hội lần thứ VII?
 
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
B. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển mạnh.
C. Chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ.
D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
 
Câu 3. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 ?
 
A. Sản xuất “cung” vượt quá “cầu” hàng hóa ế thừa, sức mua của dân giảm.
B. Sản xuất giảm, “cung” không đủ “cầu”,
C. Sản xuất chạy theo lợi nhuận.
D. Hàng hóa kém phẩm chất, dân không mua, không xuất khẩu được.
 
Câu 4. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?

A. Là cuộc khủng hoảng thừa, khủng hoảng trầm trọng và kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, diễn ra lâu nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
C. Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong các nước tư bản chủ nghĩa.
 
Câu 5. Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Anh, Pháp, Mĩ như thế nào?
 
A. Phát xít hóa bộ máy Nhà nước, gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa.
B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổ chức sản xuất.
C. Toàn kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới.
D. Tất cả các hiện pháp trên.
 
Câu 6. Biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản như thế nào?
 
A. Thiết lập các chế độ độc tài phát xít gây chiến tranh.
B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
C. Tiêu hủy hàng hóa để giữ giá thị trường.
D. Hiệp thương với Anh, Pháp, Mĩ đế cùng giải quyết khủng hoảng.
 
Câu 7. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả trầm trọng như thế nào ?
 
A. Nền kinh tế các nước rợi vào tình trạng suy yếu.
B. Tàn phá nặng nề về kinh tế các nước, mức sản xuất bị đẩy lùi, vấn đề thị trường tiêu thụ trở nên gay gắt.
C. Hàng trăm triệu người lao động rơi vào đói khổ.
D. Hàng hóa khan hiếm, sức mua giảm.
 
Câu 8. Các nước Anh-Pháp-Mĩ đã tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng như thế nào?
 
A. Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế - xã hội.
B. Bán phá giá sản phẩm thừa.
C. Mở rộng xâm chiếm thuộc địa để tìm kiếm thị trường.
D. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng hoạt động sản xuất.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1. Tại sao Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở mỗi nước? Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp có tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam?
 
Câu 2. Tình hình nước Mĩ trong những năm 1929-1939 như thế nào?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 26 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C A A B A B A
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Quốc tế cộng sản quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở mỗi nước:
 
- Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít đe dọa sự ổn định, hòa bình và an ninh của nhân loại.
 
- Yêu cầu thành lập một Mặt trận nhân dân để đoàn kết nhân dân các nước chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít, là cần thiết.
 
*Sự ra đời của Mặt trận nhân dân Pháp có tác động đến cách mạng Việt Nam:
 
- Tháng 5-1935, Mặt trận nhân dân Pháp tháng cử và lên cầm quyền ở Pháp đã có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam vì: Mặt trận có nhiều chính sách tiến bộ thực hiện ở các thuộc địa, như: thả tù chính trị, tự do hội họp...tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng ở nước ta phục hồi trở lại sau thời kì bị thực dân Pháp khủng bố.
 
Câu 2. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939:
 
- Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản. Đến cuối mùa hè năm 1932, sản xuất công nghiệp Mĩ giảm 2 lần so với năm 1929, 75% dân trại bị phá sản, hàng triệu người thất nghiệp.
 
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng năm 1932 Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống, đã thực hiện Chính sách mới.
 
+ Chính sách mới của Ru-dơ-ven bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
 
- Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần làm cho nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây