© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 27)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 27), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Thời kì hoàng kim nhất của nền kinh tế Mĩ vào khoảng thời gian nào?
 
A. Thập niên 40 của thế kỉ XX
B. Thập niên 30 của thế kỉ XX
C. Thập niên 20 của thế kỉ XX
D. Thập niên 10 của thế kỉ XX
 
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giời thứ hai ?
A. Mĩ thu nhiều lợi nhuận nhờ bán vũ khi, áp dụng thành tựu kĩ thuật vào sản xuất.
B. Đất nước không bị chiến tranh, tình hình xã hội ổn định.
C. Có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lí.
D. Tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
 
Câu 3. Nước Mĩ đạt tới thời kì phồn vinh về kinh tế trong những năm (1924 - 1929) nhờ đâu?
 
A. Nhờ sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tập đoàn tư bản.
B. Nhờ thu lợi nhuận trong chiến tranh.
C. Nhờ "chủ nghĩa tự do" trong phát triển kinh tế.
D. Nhờ nhận được bồi thường sau chiến tranh.
 
Câu 4. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, nước nào là trung tâm công nghiệp thương mại, tài chính quốc tế?
 
A. Nước Đức.
B. Nước Anh.
C. Nước Mĩ.
D. Nước Nhật.
 
Câu 5. Trong những năm 1923-1929, Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp nào?
 
A. Than, thép.
B. Ô tô, dầu lửa, thép,
C. Ô tô, thép, than.
D. Than, thép, dầu lửa.
 
Câu 6. Trong những năm 1923-1929, Mĩ nắm bao nhiêu phần trăm trữ lượng vàng thế giới?
 
A. 40% trữ lượng vàng.
B. 50% trữ lượng vàng,
C. 60% trữ lượng vàng.
D. 70% trữ lượng vàng.
 
Câu 7. Để đạt được sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, giai cấp tư sản Mĩ đã dùng biện pháp gì ?
 
A. Cải tiến kĩ thuật.
B. Sản xuất dây chuyền.
C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
D. Tất cả các ý trên.
 
Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?
 
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp,
C. Tài chính ngân hàng.
D. Năng lượng.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?
 
Câu 2. Trong thời gian giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới (1918- 1939), hệ thống chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn phát triển nào?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 27.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A C C B C D C
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp bởi vì:
 
- Ở Đức: Để đối phó khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ủng hộ, dung túng chủ nghĩa phát xít, đưa Hít-le lên cầm quyền. Phong trào cách mạng không đủ sức đẩy lùi chủ nghĩa phát xít. Đảng Cộng sản Đức đấu tranh quyết liệt nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30-1-1933, Hít-le lên làm thủ tướng và biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh.
 
- Ở Pháp: Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái, đoàn thể trong cùng một mặt trận chung - Mặt trận nhân dân Pháp. Tháng 5-1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử lên cầm quyền ở Pháp; Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp thi hành nhiều chính sách tiến bộ trong những năm 1936-1939. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của đông đảo quần chúng.
 
Câu 2. Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939), hệ thống chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn phát triển:
 
Trong khoảng 20 năm, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa tư bản đã  trải qua các giai đoạn thăng trầm sau:
 
- Giai đoạn 1918-1923: Chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị.
 
- Giai đoạn 1924-1929: Chủ nghĩa tư bản bước vào thời kì ổn định về chính trị và phát triển nhanh chóng về kinh tế.
 
- Giai đoạn 1929-1939: Chủ nghĩa tư bản lâm vào cuộc đại khủng hoảng kinh tế, dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở một số nước, xuất hiện hai khối đế quốc đối lập, nguy cơ chiến tranh thế giới ra mới bùng nổ. 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây