© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 28)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 28), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoàng như thế nào?
 
A. Thực hiện những chính sách cải cách kinh tế- xã hội.
B. Mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm thị trường.
C. Phát xít hỏa chế độ thống trị và phát động chiến tranh chia lại thế giới
D. Đóng cửa nhà máy, xí nghiệp
 
Câu 2. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là:
 
A.  Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
B.  Mĩ, Đức, Anh đối lập với I-ta-li-a, Nhật, Pháp,
C. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật đối lập với Anh, Pháp, Đức.
D. Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a đối lập với Anh, Pháp, Mĩ.
 
Câu 3. Tổ chức chính trị nào đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/1936 ở Pháp?
 
Ạ. Đảng Cộng sản Pháp.
B. Đảng Xã hội Pháp.
C. Mặt trận nhân dân Pháp.
D. Bọn-phát xít “chữ thập lửa”
 
Câu 4. Tháng 2 -1936, mặt trận nước nào được thành lập?
 
A.  Nước Pháp               C. Nước Tây Ban Nha
B: Nước Đức                  D. Nước Bồ Đào Nha
 
Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra vào thời gian nào? Bắt đầu trong lĩnh vực gì?
 
A.  Ngày 29 - 07 - 1929. Trong lĩnh vực ngân hàng.
B. Ngày 29 - 08 - 1929. Trong lĩnh vực tài chính,
C. Ngày 29 - 09 - 1929. Trong lĩnh vực công nghiệp:
D. Ngày 29 - 10 - 1929. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
 
Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ đạt đến đỉnh cao nhất vào năm nào?
  1. Năm 1929
  2. Năm 1931
  3.  Năm 1932
  4. Năm 1933
Câu 7. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mĩ đã thực hiện chính sách gì?
 
A. Tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường.
B. Thực hiện Chính sách mới. 
C. Thực hiện Chính sách kinh tế mới.
D. Gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh.
 
Câu 8. Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mĩ?

A. Đạo luật về ngân hàng.
B. Đạo luật về tài chính.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
D. Đạo luật phục hưng thương mại.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Em hãy nói rõ những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với các nước tư bản chủ nghĩa?
 
Câu 2. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 28
 
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A C C D C B C
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với các nước tư bản chủ nghĩa?
 
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
 
- Hậu quả kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước châu Âu, tất cả các ngành kinh tế suy sụp, kéo lùi sức sản xuất...
 
- Hậu quả về xã hội: Hàng triệu người rơi vào trình trạng đói khổ, nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
 
- Hậu quả về chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản).
 
- Về quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
 
Câu 2. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm giống nhau và khác nhau là:
 
- Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không bị mất mát gì nhiều trong chiến tranh.
 
- Khác nhau:
 
+ Kinh tế Mĩ phát triển cực kỳ nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyển, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.
 
+ Ở Nhật phát triển không đều, mất cân đối (trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp trì trệ, lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây