PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.
B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.
C. Kinh tế Nhật Bản vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh.
D. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
Câu 2. Nhờ đâu mà sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất công nghiệp Nhật Bàn tăng trưởng rất nhanh?
A. Nhờ đơn đặt hàng quân sự của các nước.
B. Nhờ tiền bồi thường chiến phí của các nước.
C. Nhờ Nhật Bản nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến.
D. Nhờ đơn đặt hàng của Mĩ.
Câu 3. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian nào?
A. Những năm 1920 - 1929. C. Những năm 1919 - 1920.
B. Những năm 1929 - 1933. D. Những năm 1920 - 1921.
Câu 4. Trước khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng gì ?
A. Khủng hoảng trong sản xuất nông nghiệp.
B. Khủng hoảng tài chính.
C. Khủng hoảng trong sản xuất công nghiệp.
D. Khủng hoảng về ngoại thương.
Câu 5. “So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%. số người thất nghiệp lên tới 3 triệu...”. Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước nào ?
A. Nước Mỹ.
B. Nước Đức.
C. Nước Nhật.
D. Nước Pháp.
Câu 6. Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước nào?
A. Mĩ và các nước Tây Âu.
B. Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a.
C. Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ.
D. Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 7. Khó khăn lớn nhất của Nhật Bản trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là gì?
A. Thiếu nhân công để sản xuất công nghiệp.
B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.
C. Sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ và Tây Âu.
D. Thiếu nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất.
Câu 8. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới bao nhiêu người?
A. 1,5 triệu người.
B. 2 triệu người,
C. 3 triệu người.
D. 3,5 triệu người.
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?
Câu 2. Lập niên biểu về lịch sử Trung Quốc từ 1919 đến 1939 theo mẫu sau đây:
Thời gian |
Sự kiện chính |
4-5-1919 |
|
7-1921 |
|
1926-1927 |
|
1927-1937 |
|
7-1937 |
|
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 29 PHẦN 1.
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
A |
D |
B |
C |
A |
B |
C |
PHẦN 2. TỰ LUẬN
Câu 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất, bởi vì:
- Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất vì làm ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước, dù là nước tư bản phát triển như Anh, Pháp... hay cả các nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Kéo dài nhất vì đây là cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm (từ 1929 đến 1933), dài hơn các cuộc khủng hoảng trước đó.
- Gây thiệt hại nặng nề nhất vì những thiệt hại do cuộc khủng hoảng đưa đến là không thể tính được. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của kinh tế thế giới. Đặc biệt, hậu quả chính trị-xã hội tai hại nhất là nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước, dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước... và đẩy loài người đứng trước một cuộc chiến tranh mới là không thể tránh khỏi.
Câu 2. Niên biểu về lịch sử Trung Quốc từ 1919 đến 1939 :
Thời gian |
Sự kiện chính |
4-5-1919 |
Phong trào Ngũ Tứ. |
7-1921 |
Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. |
1926-1927 |
Chiến tranh cách mạng. Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân tiến hành chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ bọn quân phiệt đế quốc tay sai.
|
1927-1937 |
Nội chiến Quốc-cộng, nhân dân Trung Quốc tiến hành cách mạng nhằm đánh đổ ách thống trị phản động của Tường Giới Thạch. |
7-1937 |
Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật. |