© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 32)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 32), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX ở Việt Nam có phong trào cách mạng nào tiêu biểu ?
 
A. Phong trào Duy tân.
B. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh,
C. Phong trào Yên Bái.
D. Phong trào Đông Du.
 
Câu 2. Đầu thế kỉ XX phong trào độc lập ở Đông Nam Á phát triển theo xu hướng nào ?
 
A. Xu hướng vô sản.
B. Xu hướng tư sản.
C. Xu hướng thỏa hiệp.
D. Phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản. 

Câu 3. Sang những năm 40 thế kỉ XX cuộc đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á có thêm kẻ thù là ai ?
 
A. Đế quốc Anh
B. Đế quốc Mĩ.
C. Phát xít Nhật
D. Đế quốc Mĩ và phát xít Nhật.
 
Câu 4. Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ỏ Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
 
A. Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú.
B. Lan rộng khắp các quốc gia.
C. Phong trào chủ tư sản phát triển.
D. Giai cấp vô sản trưởng thành tham gia lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản một số nước ra đời.
 
Câu 5. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng sâu sắc và hình thành hai khối đối lập nhau đó là :
 
A. Anh, Pháp, Nhật và Đức, I-ta-li-a, Áo.
B. Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật,
C. Anh, Mĩ, Hung và Đức, Nhật, Pháp.
D. Anh, Pháp, Hung và Đức, I-ta-li-a, Nhật.
 
Câu 6. Vì sao hai khối tư bản mâu thuẫn nhau ?
 
A. Vì sự phát triển không đều của các nước đế quốc.
B. Vì sự mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa.
C. Vì sự thù địch nhau sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. Vì sự mâu thuẫn giữa đế quốc “già” và đế quốc “trẻ”.
 
Câu 7. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào ngày tháng năm nào?
 
A. Ngày 1 tháng 9 năm 1939.
B. Ngày 2 tháng 9 năm 1939.
C. Ngày 3 tháng 9 năm 1939.
D. Ngày 4 tháng 9 năm 1939.
 
Câu 8. Khi Đức đánh Ba Lan, nước nào tuyên chiến với Đức?
 
A. Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
B. Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức.
C. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ tuyên chiến với Đức.
D. Anh, Pháp, Ba Lan, Mĩ tuyên chiến với Đức.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Nhà khoa học A. Nô-ben nói: "Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu". Em hiểu như thế nào về câu nói đó?

Câu 2. Theo em, những nội dung cần nắm vững của Lịch sử thế giới Hiện Đại từ năm 1917 đến năm 1945 là gì?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 32 PHẦN 1.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D C D B B A A
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Nhà khoa học A. Nô-ben nói: “Tôi hỉ vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Qua đó nhà khoa học A. Nô-ben muốn nói:
 
Việc sử dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật nhằm phục vụ cho cuộc sống con người, tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện giết người hàng loạt (bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng được lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plutoni). Vì thế, mong muốn của nhà khoa học A. Nô-ben là hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh gây tổn thất đau thương cho nhân loại.
 
Câu 2. Những nội dung cần nắm vững của Lịch sử thế giới Hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945:
 
- Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước, năm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới.
 
- Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu - Mĩ lên cao và có bước chuyển mới. Ở nhiều nước, các Đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó Quốc tế cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.
- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á.
 
- Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Cuộc khủng hoảng này dẫn tới hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật.
 
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kỉ phát triển của lịch sử thế giới Hiện đại (1917-1945).
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây