© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 33)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 33), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai ưu thế thuộc về phe nào ?
 
A. Ưu thế thuộc về phe Anh, Pháp, Mĩ.
B. Ưu thế thuộc về phía Liên Xô.
C. Ưu thế thuộc về phe xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
D. Cả hai bên ở thế cầm cự.
 
Câu 2. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng vào thời gian nào ?
 
A. Ngày 1 tháng 9 năm 1939.
B. Ngày 22 tháng 6 năm 1941.
C. Ngày 7 tháng 12 năm 1941.
D. Ngày 1 tháng 1 năm 1943.
 
Câu 3. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành việc đánh chiếm khu vực nào?
 
A. Tây Thái Bình Dương.                           C. Tây Nam Á.
B. Đông Nam Á. .                                       D. Bắc Á.
 
Câu 4. Tháng 1-1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?
 
A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở chầu Âu.
B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ.
C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. Liên kết giữa khối phát xít vã khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Câu 5. Trận phản công tại Xta-lin-grát (Liên Xô) diễn ra trong khoảng thời gian nào?
 
A. Từ ngày 11 - 6 - 1941 đến ngày 19 - 01 - 1942.
B. Từ ngày 11 - 9 - 1942 đến ngày 02 - 02 - 1943.
C. Từ ngày 19 - 11 - 1942 đến ngày 02 - 02 -1943.
D. Từ ngày 20 - 9 - 1942 đến ngày 20 - 02 -1943.
 
Câu 6. Từ ngày 6-6-1944, quân đội Đức Quốc xã phải chiến đấu cùng một lúc trên hai mặt trận, đó là:
 
A. Phía Tây chống Liên Xô, phía đông chống Anh - Mĩ.
B. Phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Pháp.
C. Phía đông chống các nước Đông Âu và Tây chống các nước Anh - Pháp - Mĩ.
D. Phía đông chống Liên Xô, phía tây chống Anh - Mĩ.
 
Câu 7. Trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh?
 
A. Chiến thắng Xta-lin-grát (2-2-1943).
B. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6-6-1944).
C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch công phá Béc-lin (9-5-1945).
D. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và 9-8-1945).
 
Câu 8. Ngày 9 - 5 -1945, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở mặt trận châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai?
 
A. Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
B. Quân Đồng minh vượt sông Ranh vào nước Đức.
C. Hít-le tự tử dưới hầm chỉ huy.
D. Hội nghị Pết-xđam khai mạc.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX đã mang lại những kết quả tích cực và hạn chế gì cho nhân loại?
 
Câu 2. Trong số các sự kiện Lịch sử thế giới từ 1917 đến năm 1945, em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn sự kiện đó?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 33 PHẦN 1.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D C B C C D C A
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật nửa đầu thế kỉ XX đã mang lại những kết quả tích cực và hạn chế sau đây:
 
- Tích cực: Tạo ra một khối lượng sản phẩm vật chất khổng lồ cho xã hội, làm thay đổi đời sông vật chất, tinh thần của nhân loại.
 
* Hạn chế: Nhiều phát minh khoa học được ứng dụng trong sản xuất vũ khí và phương tiện chiến tranh trở thành phương tiện giết người hàng loạt (bom nguyên tử được chế tạo từ năng lượng lấy từ sự phân hạch các hạt nhân Urani và Plutoni). Góp phần đưa đến hai cuộc chiến tranh ở thế kỉ XX, gây biết bao tổn thất, đau thương cho nhân loại.
 
Câu 2. Năm sự kiện tiêu biểu nhất:
 
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917.
2. Cao trào cách mạng ở châu Âu 1918-1923.
3. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX).
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
 
* Lí do:
 
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga: Lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước => mở ra một thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
 
2. Cao trào cách mạng 1918-1923 có bước chuyển biến mới: Giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời => Quốc tế cộng sản thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.
 
3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) là đòn tấn công vào chủ nghĩa tư bản ; trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
 
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của Lịch sử thế giới hiện đại.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây