© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 37)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 37), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu l. Sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, tính chất cuộc kháng chiến của nhân dân ta bao hàm những nhiệm vụ nào?
 
A. Chống thực dân Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng.
B. Chông thực dân Pháp xâm lược.
C. Chống sự đàn áp của quân lính triều đình.
D. Chống sự nhu nhược, yếu hèn của vua quan nhà Nguyễn.
 
Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại?
 
A. Do sự nhu nhược của triều đình Huế.
B. Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp, khởi nghĩa chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.
C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ.
D. Kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu.

Câu 3. Sau khi chiếm được các tỉnh Nam Kì, việc đầu tiên thực dân Pháp đã làm gì?
 
A. Thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế Nam Bộ.
B. Chuẩn bị lực lượng đánh Bắc Kì.
C. Chuẩn bị lực lượng đánh Cam-pu-chia.
D. Xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược.
 
Câu 4. Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
 
A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
 
Câu 5. Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
 
A. Vơ vét tiền của của nhân dân.
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng”,
C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
 
Câu 6. Thực dân Pháp nổ súng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất vào thời gian nào?
 
A. Sáng ngày 20-11-1873.
B. Trưa ngày 20-11-1873.
C. Tối ngày 20-11-1873.
D. Đêm ngày 20-11-1873.
 
Câu 7. Ai là Tổng đốc thành Hà Nội vào năm 1873?
 
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương,
C. Tôn Thất Thuyết.
D. Phan Thanh Giản.
 
Câu 8. Trong vòng chưa đầy một tháng sau khi chiếm Hà Nội, Pháp cho quân chiếm các tỉnh nào?
 
A. Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình.
B. Hải Dương, Hà Bắc, Hưng Yên, Phủ Lí, Nam Định,
C. Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phủ Lí.
D. Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Em hãy so sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất?
 
Cáu 2. Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (1883)?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 37

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B A A B A B D
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trong việc Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất:
 
  Thái độ Hành động
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì Kiên quyết chống giặc. Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
Triều đình Không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết.
 
- Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì.
- Làm thất thủ thành Hà Nội.
- Kí Hiệp ước Giáp Tuất (15-3- 1874)
 
 
 
Câu 2. Nội dung của Hiệp ước Hác-măng (1883):
 
- Bắc. Kì và Trung Kì phải đạt dưới sự bảo hộ của Pháp; các tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
 
- Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sát nhập vào Bắc Kì.
 
- Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.
 
Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm, kể cả việc giao thiệp với Trung Quốc.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây