© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 39)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 39), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
 
A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tường.
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch.
 
Câu 2. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì ?
 
A. Phong trào nông dân.
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương.
D. Phong trào Duy tân.

Câu 3. Lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê được phân bố trên địa bàn bốn tỉnh nào?
 
A. Thanh Hóa, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Nghệ An.
B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
D. Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Trị.
 
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?
 
A. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
C. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế (tháng 7-1885)
D. Khởi nghĩa Hương khê (1885-1895 ).
 
Câu 5. Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào?
 
A. Văn thân, sĩ phu.
B. Võ quản,
C. Nông dân.
D. Địa chủ.
 
Câu 6. Giai đoạn 1893-1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì ?
 
A. Xây dựng phòng tuyến.
B. Tìm cách giải hoà với quân Pháp,
C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
D. Tích luỹ lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ.
 
Câu 7. Giai đoạn 1893-1908, khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Để Thám đã có một quyết định sảng suốt, đó là ?
 
A. Tìm cách giảng hoà với quân Pháp
B. Lo tích luỹ lương thực
C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
 
Câu 8. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
 
A Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
 
Câu 2. Nêu những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX.
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 39 PHẦN 1.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C B D C C A D
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX:
 
- Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia là đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần vương” chỉ là phụ.
 
- Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào thất bại. Thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
 
- Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
 
Câu 2. Những nội dung chính trong đề nghị cải cách của các sĩ phu, quan lại yêu nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX:
 
- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương dầu với cuộc tấn công từ bên ngoài của kẻ thù, một số sĩ phu, quan lại đã đưa ra những đề nghị cải cách: nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.... của Nhà nước, phong kiến.
 
- Những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách: Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch.
 
- Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đòi đổi mới đất nước về mọi mặt, như: mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây