© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 41)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 41), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương?
 
A. Cửa biển Hải Phòng.
B. Cửa biển Trà Lí (Nam Đinh),
C. Cửa biển Thuận An (Huế).
D. Cửa biển Đà Nẵng.
 
Câu 2. Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
 
A. Chưa hợp thời thế.
B. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài.
C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.
D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.
 
Câu 3. “Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt. Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?
 
A. Cuối thế kỉ XVIII                          C. Giữa thế kỉ XIX
B. Đầu thế kỉ XIX                             D. Cuối thế kỉ XIX
 
 
Câu 4. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạng đề nghị gì với nhà nước phong kiến?
 
A. Đổi mới công việc nội trị
B. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá.
C. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.
D. Đổi mới chính sách đối ngoại.
 
Câu 5. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nống nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?
 
A. Cướp đoạt ruộng đất.
B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng.
D. Lập đồn điền.
 
Câu 6. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
 
A. Sản xuất xi măng và gạch ngói.
B. Khai thác than và kim loại,
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo.
D. Khai thác điện, nước.
 
Câu 7. Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
 
A, Chính sách “Chia để trị”.
B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”,
C. Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
 
Câu 8. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
 
A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
B. Nông nghiệp giậm chân tại chỗ.
C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền cồng nghiệp nặng.
D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam, trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi như thế nào?
 
Câu 2. So sánh một số điểm cơ bản về xu hưởng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau đây:
 
Các nội dung chủ yếu Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX
Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
 
Mục đích    
Thành phần lãnh đạo    
Hình thức hoạt động    
Tổ chức    
Lực lượng tham gia    
 
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 41 PHẦN 1.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D D C A B A D
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam trong đó giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân có những thay đổi:
 
*Địa chủ phong kiến:
 
- Đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng tăng thêm.

- Địa vị kinh tế được tâng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa phương.

- Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
 
*Nông dân:
 
- Chiếm số lượng đông đảo, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, bị phá sản, có người phải bỏ làng quê đi làm thuê. Cuộc sống của họ cực khổ trăm bề.
 
- Có tinh thần yêu nước và hăng hái tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
 
Câu 2. So sánh một số điểm cơ bản về xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau đây:
 
Các nội dung chủ yếu Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX
Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
 
Mục đích Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và cộng hoà tư sản
Thành phần lãnh đạo Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước Tầng lớp Nho học trẻ đang trên con đường tư sản hoá
 
Hình thức hoạt động Vũ trang Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài
Tổ chức Theo lề lối phong kiến Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai
Lực lượng tham gia Đông, nhưng hạn chế Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây