© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 42)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 42), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc? Đó là những bậc nào?
 
A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học.
B. Hai bậc: Ấu học và Tiêu học.
C. Ba bậc : Ấu học, Tiểu học và Trung học.
D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
 
Câu 2. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
 
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tệp của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao.
 
Câu 3. Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?
 
A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B. Tầng lớp tiểu tư sản.
C. Giai cấp công nhân làm thuê.
D. Giai cấp nông dân.
 
Câu 4. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế nào?
 
A. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hoá, không lối thoát.
B. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề.
C. Nông dân đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, không lối thoát.
D. Nông dân bị bần cùng hoá, không lối thoát.
 
Câu 5. Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?
 
A. Trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
B. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam.
C. Trở thành tay sai của thực dân Pháp, ra sức bóc lột, áp bức nông dân.
D. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nóng thôn Việt Nam.
 
Câu 6. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là:
 
A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân,
C. Những nhà thầu khoán, đại lý.
D. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.
 
Câu 7. Đầu thế kỉ XX, những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam?
 
A. Cuộc Duy tân của Thiên hoàng Minh Trị ở Nhật (1868).
B. Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc (1905).
C. Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu và cuộc Duy tân ở Nhật Bản.
D. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
 
Câu 8. "Vậy bây giờ muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả". Đó là câu nói của ai?
 
A. Phan Bội Châu.
B. Nguyễn Hàm.
C. Phan Châu Trinh.
D. Nguyễn Trường Tộ.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc như thế nào?
 
Câu 2. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các phong trào  trên theo mẫu sau:
 
Các phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động
     
 
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 42 PHẦN 1.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C D A C B C B
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Thái độ của các tầng lớp, từng giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc :
 
- Tầng lớp tư sản: Đa số là các chủ hãng buôn bán, ngoài ra có một sỗ là thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công. Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Tiềm lực kinh tế của họ yếu ớt, nên chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
 
- Tầng lớp tiểu tư sản: Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, thư kí, kế toán... Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc nên họ tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Tầng lớp công nhân: Phần lớn xuất thân từ nông thôn, không có ruộng đất phải bỏ làng ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê. Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện diều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.
 
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Một bộ phận cấu kết với đế quốc để áp bức bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
 
- Giai cấp nông dân: ngày càng bị bần cùng hoá, một bộ phận ra đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp kiếm được việc làm còn đại bộ phận phải sống cuộc đời cơ cực ở nông thôn. Nông dân căm thù đế quốc phong kiến sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh cho cá nhân, tổ chức, tầng lớp, giai cấp nào đề xướng nhằm mục tiêu tự do, ấm no, hạnh phúc.
 
Câu 2. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX.
 
Các phong trào Mục đích Hình thức và nội dung hoạt động
Đông du(1905) Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Đưa học sinh sang Nhật du học - Viết sách báo tuyên truyền yêu nước.
 
Đông Kinh nghĩa thục (1907) Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. - Mở trường học
- Diễn thuyết, binh văn, sách báo.
 
- Cuộc vận động Duy tân,
- Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
- Nâng cao dân trí,
- Đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng.
 
- Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới.
- Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp.
 
* Điểm giống nhau và khác nhau của các phong trào :
 
- Điểm giống: Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước đề xướng, lãnh đạo.
- Điểm khác: Hình thức đấu tranh.
 
+ Dông du: Bạo động chống Pháp.
+ Duy tân: Ôn hòa.
+ Đông Kinh nghĩa thục: Mở các nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây