© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hội nghị Pari (5/1968 – 1/1973) : Hoàn cảnh, diễn biến, nội dung, ý nghĩa.

Chủ nhật - 08/04/2018 00:28
Hội nghị Pari (5/1968 – 1/1973) : Hoàn cảnh, diễn biến, nội dung, ý nghĩa.
+ Hoàn cảnh triệu tập hội nghị Pari?
 
Đầu 1965, giữa lúc đế quốc Mỹ đang ồ ạt đưa quân vào miền Nam gây ra chiến tranh cục bộ, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, thì tổng thống Mỹ là Giônxơn lại tung ra giọng lưỡi thương lượng, hòa bình. Hiểu rõ bản chất hiếu chiến và thủ đoạn bịp bợp của Mỹ nên ta không trả lòi mà hạ quyết tâm đánh Mỹ. Ta hiểu ràng muốn thương lượng có kết quả ta phải có thực lực của mình nghĩa là phải có thắng lợi lớn về quân sự, chính trị.
 
Tháng 7/1966, trong lời tuyên bố của Hồ Chủ tịch có đoạn nói: “Hễ còn một tên xâm lược Mỹ trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”. Sau 4 năm thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ thị của Hồ Chủ tịch, nhân dân ta thu được nhiều thắng lợi lớn về quân sự, chính trị, mà tiêu biểu là thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy đồng loạt mùa Xuân năm 1968 ở miền Nam, giáng một đòn tử thương vào Chiến tranh cục bộ của chúng. Tình hình ấy làm cho ý chí xâm lược của kẻ địch bắt đầu lung lay, thế chính nghĩa của ta đã tương đối sáng tỏ. Chúng đã buộc phải nói đến thương lượng hòa bình với ta. Khi ấy ta mới tranh thủ mở một hội nghị quốc tế tại Pari để trực tiếp đấu tranh ngoại giao với địch và hội nghị Pari đã được mở ra từ ngày 13/5/1968.
 
Hội nghị Pari đã diễn ra như thế nào?
 
Hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ 13/5/1968 đến hết 12/1968): Thành phần có hai bên là: Việt Nam Dân chú Cộng hòa và Hoa Kỳ. Nội dung cơ bản là: Ta đấu tranh buộc Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn và không điều kiện việc ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam. Chỉ khi nào Mỹ thực hiện như vậy chúng ta mới họp hội nghị bốn bên với Mỹ để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
 
- Giai đoạn 2 (từ 1/1969 đến 27/1/1973): Thành phần gồm 4 bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đổi là Chính phủ Cách mạng miền Nam Việt Nam kể từ ngày 6/6/1969) với bên kia là Hoa Kỳ và Ngụy quyền Sài Gòn. Nội dung cơ bản là ta đấu tranh buộc Mỹ phải rút hết quân đội Mỹ và quân đội các nước chư hầu của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, phải để cho nhân dân miền Nam được tự quyết định lấy vận mệnh của mình.

Cuối cùng sau gần 5 năm đấu tranh quyết liệt với địch trong và ngoài hội nghị cũng như trên chiến trường, chúng ta mới buộc được Mỹ phải ký với ta Hiệp định Pari ngày 27/1/1973 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari như thế nào?
 
- Chính phủ Mỹ phải thừa nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
 
- Hai bên phải ngừng bắn ngay tại chỗ kể từ 0 giờ ngày 27/1/1973 để chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và sau 2 tháng kể từ ngày ký hiệp định quân đội Mỹ và quân đội các nước chư hầu của Mỹ phải rút hết ra khỏi miền Nam Việt Nam, dưới sự giám sát của Quân đội nhân dân Việt Nam.
 
Hai bên phải thực hiện việc trao trả hết tù binh và nhũng người dân thường bị bắt trong chiến tranh.
 
- Mỹ phải cam kết không được dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam, phải để cho nhân dân miền Nam được tự quyết định lấy vận mệnh của mình, phải thừa nhận miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội và 3 lực lượng chính trị.
 
- Mỹ phải có trách nhiệm tham gia đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam và trên toàn Đông Dương.
 
- Mỹ phải vớt hết bom, mìn, thuỷ lôi do Mỹ thả xuống để phong toả các cửa sông, cửa biển ở miền Bắc Việt Nam.

Ý nghĩa của Hiệp định Pari thế nào?
 
- Là một thắng lợi rất lớn của ta vì nó đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ỏ Việt Nam. Lần dầu tiên sau 115 năm đất nước ta sạch bóng đội quân xâm lược nước ngoài, ghi thêm một chiến công hiển hách nữa vào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Thắng lợi này cũng đồng thời nâng dân tộc ta lên ngang tầm với các dân tộc đi tiên phong trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
 
- Làm thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam, tạo tiền đề cho ta đi đến thắng lợi cuối cùng. 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây