© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Thứ bảy - 09/12/2017 05:14
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
I. Cuộc Duy tân Minh Trị.

Câu hỏi. Chế độ Mạc phủ là gì?
 
Từ năm 1603 đến năm 1868, Nhật Bản dưới sự thống trị của chế độ Mạc phủ. Thiên hoàng có vị trí tối cao, linh thiêng nhưng chỉ trên danh nghĩa, làm vi. Quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sô-gun) đóng ở phủ chúa - Mạc phủ. Vì vậy gọi là chế độ Mạc phủ.
 
Câu hỏi. Tình hình Nhật Bản trước cuộc Duy tân như thế nào?
 
+ Chế độ phong kiến Nhật đang suy thoái, mục nát.

+ Các nước phương Tây đòi Nhật mở cửa.
 
Câu hỏi. Điểm nào chứng tỏ Nhật Bản bị các nước phương Tây uy hiếp?
 
Vào thế kỉ XIX, Nhật Bản cũng như các nước khác ở châu Á đều đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược. Tháng 5-1853, một hạm đội -Mĩ đã bắn phá, uy hiếp vùng biển Nhật Bản, đòi mở cửa cho người Mĩ ra vào tự do. Sau đó, các nước Anh, Pháp, Nga, Hà Lan cũng nhòm ngó, can thiệp.

Câu hỏi. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản làm thế nào để bảo vệ lược độc lập dân tộc?
 
Để thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã tiến hành cuộc cải cách lớn mà lịch sử gọi là Duy tân Minh Trị.
 
Câu hỏi. Nêu vài nét về Thiên hoàng Minh Trị ?
 
Thiên hoàng Minh Trị (Mây-gi-i, 1852-1912) là hiệu của hoàng dế Nhật 3cản Mut-xô-hi-tô. Năm 1865, Mut-xô-hi-tô lên ngôi khi mới 15 tuổi. Tất cả mọi quyền
hành trong nước nằm trong tay Mạc phủ dong họ Tô-cư-ga-oa. Sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, Thiên hoàng Mut-xô-hi-tô đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, biến Nhật Bản từ nước phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài.
 
Câu hỏi. Cuộc Duy tân Minh Trị diễn ra như thế nào?
 
Tháng 1-1868, sau khi lèn ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cà các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự...
 
Về kinh tế: Chính phủ Nhật đã thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, giao thông liên lạc...
 
Về chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
 
Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh, phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài...
 
Câu hỏi. Kết quả của những cải cách đó như thế nào?
 
Nhờ nhưng cải cách này, Nhật Bản có những chuyển biến mau lẹ, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Nhờ vậy, đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản không những thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa mà còn phát triển lên thành một đế quốc hùng mạnh duy nhất ở châu Á.
 
Câu hỏi. Những dấu hiệu nào chứng tỏ Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa đế quốc?
 
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp, ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

Sang đầu thế kỉ XX, Nhật Bản còn thi hành những chính sách hiếu chiến, xâm lược và bành trướng mạnh mẽ. Thuộc địa của đế quốc Nhật được mở rộng rất nhiều như bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông...
 
Câu hỏi. Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật còn gọi là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt?
 
Sự liên minh nắm quyền của quý tộc, tư sản, do đó chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đưa nước Nhật trở thành nước đế quốc với chính sách đối ngoại xâm lược, bành trướng hiếu chiến.
 
Câu hỏi. Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản?
 
+ Chính quyền phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa.
 
+ Chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, quân sự mang tính tư sản.
 
Câu hỏi. Đường lối ngoại giao của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
 
+ Tìm mọi cách xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng.
 
+ Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược bành trướng hung hãn không kém gì các nước phương Tây, tìm mọi cách áp đặt ách thống trị lên các nước láng giềng.
 
Câu hỏi. Cuộc cải cách Duy tân gợi cho chúng ta nhớ đến cuộc cải cách ở nước nào mà em đã học?
 
Cải cách nông nô ở Nga 1861.
 
Câu hỏi. Vì sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á noi theo, trong đó có các sĩ phu yêu nước Việt Nam?
 
- Cuộc Duy tân Minh Trị đã đưa nước Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản phát triển, vì thế Nhật thoát khỏi sự đô hộ của các đế quốc phương Tây, cho nên nhiều nước châu Á muốn noi theo.

- Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam, tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu muốn noi theo con đường của Nhật Bản để canh tân đất nước, bằng chủ trương Đông Du, đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật học.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây