© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 15: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh để bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Thứ bảy - 09/12/2017 21:35
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 15: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh để bảo vệ cách mạng (1917 - 1921).
I. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917
 
1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng.
 
Câu hỏi. Cuộc cách mạng 1905-1907 đã làm được những gì cho nước Nga?
 
Giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.

Làm suy yếu chế độ Nga hoàng (mặc dù Nga hoàng vẫn tồn tại).

Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ỏ các nước thuộc địa phụ thuộc.
 
Cân hỏi. Sau cuộc Cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907, nước Nga có gì thay đổi?
 
Sau thất bại của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907, nước Nga vẫn là một đế quốc phong kiến (đế quốc quân chủ chuyên chế), đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Chế độ Nga hoàng thống trị nhân dân một cách tàn bạo, ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ và phủ nông.
 
Câu hỏi. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) bùng nổ, thái độ của Nga hoàng như thế nào?
 
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), vì quyền lợi của mình, Chính phủ Nga hoàng đã đứng về phe Hiệp ước tham gia cuộc chiến. Nga hoàng đã đẩy cả dân tộc Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng, nền kinh tế bị suy sụp, quân đội thiếu vũ khí, lương thực, nước Nga bị thua trận và mất đất.
 
Câu hỏi. Đời sống của các tầng lớp nhân dân Nga trước Cách mạng tháng Mười năm 1917 như thế nào?
 
Đời sống của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga sống rất khổ cực. Nông dân không có ruộng đất để cày cấy vì ruộng đất vẫn nằm trong tay địa chủ và phú nông. Chủ nghĩa tư bản Nga dù đã phát triển nhanh chóng, song lại bị chế độ Nga hoàng kìm hãm. Vì vậy, lúc này nước Nga trở thành nơi tập trung của nhiều loại mâu thuẫn, cách mạng bùng nổ là không thể tránh khỏi.
 
Câu hỏi. Quan sát Hình 52 (tr. 76 SGK ) “Những người nông dân Nga đầu thế kỉ XX” em có nhận xét gì?
 
Quan sát Hình 52 (SGK) cho chúng ta thấy phương tiện canh tác của nông dân Nga rất lạc hậu (họ phải sử dụng sức kéo của mình để thay trâu bò, máy móc). Phần lớn phụ nữ phải làm việc ngoài đồng vì nam giới phải ra trận.
 
Câu hỏi. Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX
 
Mâu thuẫn xã hội gay gắt, phong trào đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng, phản đối chiến tranh lên cao.
 
2. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
 
Câu hỏi. Nhiệm vụ của Cách mạng tháng Hai là gì?
 
Nhiệm vụ của Cách mạng tháng Hai là đánh đổ chế độ phong kiên quân chủ (do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu), thực hiện cải cách dân chủ, đem lại quyền tự do, dân chủ cho nhân dân lao động.
 
Câu hỏi. Động lực chính của Cách mạng tháng Hai ở Nga có gì khác so với các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại ở phương Tây?
 
Thời cận đại ở phương Tây, động lực chính của cách mạng chủ yếu là nông dân. Còn trong Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga, động lực chính là liên minh công - nông.
 
Câu hỏi. Cách mạng tháng Hai ở Nga do giai cấp nào lãnh đạo?
 
Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga do giai cấp vô sản lãnh đạo đứng sau là đảng Bôn-sê-vích Nga.
 
Câu hỏi. Chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai là chính quyền của giai cấp nào?
 
Chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai không phải là chính quyền phong kiến, cũng không phải là chính quyền tư sản mà là nên chuyên chính công nông.
 
Câu hỏi. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã làm được những việc gì?
 
Cách mạng đã lật đổ chế độ Nga hoàng, quyền lực chuyển sang Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản Nga và các Xô-viết của công-nông-binh, thực hiện thành công một phần của nhiệm vụ cách mạng tư sản.
 
Câu hỏi. Vì sao sau khi lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng, ở nước Nga có 2 chính quyền song song tồn tại?

Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, khắp nơi quân chúng nổi dậy bầu ra các Xô-viết, bao gồm đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Cùng thời gian đó, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời gồm đại biểu tư sản và đại địa chủ tư sản hóa => Cách mạng thắng lợi và hai chính quyền: Xô-viết (của giai cấp nhân dân) và Chính phủ lâm thời tư sản cùng tồn tại.
 
3. Cách mạng tháng Mười năm 1917.
 
Câu hỏi. Vì sao sau khỉ Cách mạng tháng Hai thành công, Lê-nin và Đảng Bôn- sê-vích phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng?
 
Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 tuy đã lật đổ chế độ Nga hoàng, thực hiện thành công một phần của nhiệm vụ cách mạng tư sản, song ở nước Nga lúc này lại diễn ra cục diện chính trị đặc biệt. Hai chính quyền song song tồn tại Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản (vẫn đang theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân) và chính quyền của các Xô-viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Trong tình hình cục diện chính trị như vậy, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich buộc phải chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng vũ lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
 
Câu hỏi. Tình hình hai chính quyền tồn tại có thể kéo dài hay không? Vì sao?
 
Không thể kéo dài tình trạng này vì giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản, giai cấp tư sản tiếp tục đẩy nước Nga lao vào cuộc chiến tranh đế quốc. Trong khi chính quyền Xô-viết chống lại chiến tranh, muốn rút khỏi cuộc chiến tranh đã làm cho nhân dân điêu đứng.
 
Câu hỏi. Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát.
 
Sau một thời gian chuẩn bị, đêm 24-10 (6-11), Lê-nin đên diện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Cũng trong đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát, sau đó bao vây Cung điện Mùa Đông - nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản. Đến đêm 25-10 (7- 11), toàn bộ Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ tư sản bị bắt. Chính phủ lâm thời tư sản đến đây sụp đổ hoàn toàn. Ngày 25-10 đã đi vào lịch sử nước Nga được xem là ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại.
 
Tiếp đó, khởi nghĩa thắng lợi ở Mát-xcơ-va và đến đầu năm 1918, cách mạng đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên toàn đất nước Nga rộng lớn.
 
Câu hỏi. Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
- Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
 
- Cuộc cách mạng thứ hai do Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô-viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
 
Câu hỏi. Điền vào ô trống để hoàn thành nội dung bảng dưới đây:
 
Nội dung Cách mạng tháng Hai (a) Cách mạng tháng Mười (b)
1. Lãnh đạo  Đảng Bôn-sê-vích. Lê nin và Đảng Bôn-sê-vích.
2. Động lực  Công, nông, binh lính. Công, nông, binh lính.
3. Nhiệm vụ  Lật đổ Chính phủ Nga hoàng,  Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản
4. Tính chất  Cách mạng dân chủ tư sản .  Cách mạng vô sản.
 
Câu hỏi. Lê-nin đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga1917?
 
- Lê-nin đóng vai trò quan trọng, lãnh đạo trực tiếp, quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (vạch kế hoạch, trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rơ-grát, tuyên bố thành lập Chính phủ Xô-viết). 
 
Câu hỏi. Chính quyền Xô-viết đã thực hiện những biện pháp gì để chứng tỏ là một chính quyền của nhà nước mới?
 
Chính quyền Xô-viết đã xóa bỏ các đẳng cấp xã hội và đặc quyền của Giáo hội, thực hiện nam nữ bình quyền, quyền tự quyết của các dân tộc, Nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt, công nhân có quyền kiểm soát nhà máy, xí nghiệp... Đây thực sự là tính chất ưu việt của chế độ xã hội mới.
 
Câu hỏi. Vì sao nước Nga kí kết Hòa ước Bơ-rét Lvov với Đức?
 
Việc kí Hòa ước Bơ-rét Lvov với Đức là một chính sách đúng đắn của chính quyền Xô-viết. Tuy phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề, nhưng việc kí kết Hòa ước này đã đưa Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và có thời gian hòa hoãn để củng cố chính quyền, xây dựng quân đội. Sau này, Hòa ước Bơ-rét Lvov đã bị xóa bỏ do kết quả của cuộc Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức.
 
2. Chống thù trong giặc ngoài.
 
Câu hỏi. Vì sao các nước đế quốc và bọn phản cách mạng bao vây nước Nga?
 
Âm mưu của các nước đế quốc muốn tiêu diệt Cách mạng Nga khi còn “trứng nước”, cản trở sự ảnh hưởng của Cách mạng Nga đối với phong trào cách mạng thế giới.
 
Câu hỏi. Tình hình nước Nga lúc đó như thế nào?
 
Khó khăn do chế độ cũ để lại, hậu quả của chiến tranh chưa khắc phục được, chính quyền cách mạng vừa thành lập còn non trẻ.
 
Câu hỏi. Để bóp chết cách mạng ở Nga lúc đang còn “trứng nước”, các nước đế quốc đã thực hiện âm mưu gì?
 
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự xuất hiện của nước Nga Xô-viết đã làm cho các nước đế quốc căm ghét và hoảng sợ. Vì vậy, để bóp chết cách mạng Nga, cuối năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc (do Anh, Pháp, Mĩ, Nhật cầm đầu) đã cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước, mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga nhằm lật đổ chính quyền.
 
Câu hỏi. Chính quyền Xô-viết đã làm gì đối phó với âm mưu của 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước nhằm tiêu diệt chính quyền Xô-viết.
 
Đảng Bôn-sê-vích và nhân dân Xô-viết đã kiên quyết tiến hành chiến tranh chống thù trong giặc ngoài, thi hành chính sách “Cộng sản thời chiến”, động viên toàn bộ sức người, sức của - “Tất cả để chiến thắng”. Hồng quân Xô-viết được thành lập, chiến đấu dũng cảm, lần lượt đánh bại các kẻ thù. Đến năm 1920. Hồng quân đã đánh tan các thế lực ngoại xâm và nội phản.
 
Câu hỏi. Tác dụng của chính sách “Cộng sản thời chiến”?
 
Động viên sức người, sức của vào cuộc Cách mạng chống thù trong giặc ngoài, đã bảo vệ được thành công Nhà nước Xô-viết.
 
Câu hỏi. Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được thành quả cách mạng của mình?
 
Nhân dân Xô-viết bảo vệ được thành quả cách mạng là nhờ vào sức mạnh và sự ủng hộ của toàn dân, lòng yêu nước dưới chế độ mới được phát huy mạnh mẽ, nhờ chính quyền thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến”, nước Nga đã vượt qua khó khăn về kinh tế có đủ lương thực cho Hồng quân. Hồng quân đã chiến đấu dũng cảm, có chỉ huy quân sự tài ba...

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười.
 
Câu hỏi. Nêu ý nghĩa lịch sử to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
 
Đối với nước Nga: Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.
 
Đối với quốc tế: Đây là cuộc cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở khâu yếu nhất, làm cho nó không còn là hệ thống duy nhất nữa. Qua đó, ảnh hưởng, tác động tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân thế giới; cung cấp cho cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý báu; là sự kiện mở đầu thời kì lịch sử mói - lịch sử thế giới hiện đại.
 
Câu hỏi. Vì sao Cách mạng thảng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX?
 
- Cách mạng tháng Mười đưa đến việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga và thế giới.
 
+ Đối với nước Nga: Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới,
 
+ Đối với thế giới: Có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.
 
Câu hỏi. Vì sao Giôn Rít lại đặt tên cho cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới” ?
 
Giôn Rít đặt tên cho cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới”  vì những tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, nhà nước mới ra đời với lãnh thổ rộng lớn chiếm 1/6 diện tích thế giới, làm cho các nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
 
Câu hỏi. Lê-nin đã có công lao gì đối với thắng lợi của Cách mạng Nga?

 
- Lê-nin là người sáng lập ra Đảng Bôn-sê-vich Nga.

- Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn.

- Chỉ đạo trực tiếp cách mạng.

- Lê-nin có những quyết đoán táo bạo và sáng suốt, trong hành động thì mau lẹ, đúng thời cơ.
 
Câu hỏi. Điền vào ô trống để hoàn thành bảng niên biểu về sự kiện chính của Cách mạng Nga từ tháng Hai 1917 đến tháng Mười 1917.
 
Thời gian Sự kiện (a) Kết quả, ý nghĩa (b)
23-2-1917  9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grát biểu tình, Thúc đẩy công nhân toàn quốc đấu tranh
26-2-1917  - Tổng bãi công chính trị
- Khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grát.
- Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ, hai chính quyền song song tồn tại.
24-10-1917  Khởi nghĩa vũ trang ở pê-tơ-rô-grát. Chiếm thành phố Pê-tơ-rô-grát.
25-10-1917  Tấn công Cung điện Mùa Đông. Chính phủ lâm thời tư sản bị lật đổ.
24.25-10-1917  Đại hội Xô-viết toàn Nga ban bỏ hai Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh
ruộng đất.
- Đưa nhân dân Nga ra khỏi cuộc chiến tranh.
- Đáp ứng quyền lợi thiết thực của nhân dân Nga.
1918-1920  Chống thù trong giặc ngoài. - Đánh bại sự tấn công của 14 nước đế quốc bảo vệ thành quả cách mạng.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây