© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

Thứ ba - 12/12/2017 05:21
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kỉnh thành Huế. Vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”.
 
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885.
 
Câu hỏi. Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), nội bộ triều đình Huế đã phân hóa như thế nào?
 
Nhìn chung, sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế đã đầu hàng thực dân Pháp nhưng trong triều vẫn có một số người chủ trương chống Pháp, khôi phục lại nền độc lập dân tộc, ráo riết chuẩn bị lực lượng để đánh Pháp khi có thời cơ. Đó là phe chủ chiến do Thôn Thất Thuyết cầm đầu.
 
Câu hỏi. Phe chủ chiến chiếm số ít hay số đông?
 
Phe chủ chiến chiếm số ít.
 
Câu hỏi. Vì sao phe chủ chiến chiếm số ít mà dám chống lại giặc Pháp?
 
Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư bộ Binh, thành Niên Hội đồng phụ chính) nắm quận đội trong tay, lại có chỗ dựa là phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân ta cùng với các quan lại trong phái chủ chiến ở các địa phương vẫn tiếp tục diễn ra sau Hiệp ước 1884. Đây là nguồn cổ vũ động viên phái chủ chiến quyết tâm chống lại thực dân Pháp.
 
Câu hỏi. Tôn Thất Thuyết và những người cùng chí hưởng đã chuẩn bị những gì để chống lại thực dân Pháp?

Tôn Thất Thuyết ra sức gây dựng lực lượng, xây dựng căn cử Tân Sở tích trữ lương thảo, khí giới, thành lập các đội quân... Ông còn trừng trị nhưng kẻ có xu hướng thân Pháp và đưa Ưng Lịch lên làm vua (tức vua Hàm Nghi).
 
Câu hỏi. Thải độ của Pháp trước hành động của phe chủ chiến?
 
Pháp tức giận quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến.
 
Lấy cớ triều đình đưa Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân vào đóng ở đồn Mang Cá, tỏa Khâm sứ, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.
 
Câu hỏi. Trước thái độ của Pháp, Tôn Thất Thuyết đã hành động thế nào? Vì sao ông làm thế?
 
Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công trước để giành thế chủ động (đây là hình thức tự vệ).
 
Câu hỏi. Diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
 
Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.
 
Câu hỏi. Tại sao cuộc phản công diễn ra chủ động, quyết liệt nhưng cuối cùng thất bại?
 
Mặc dù chủ động tấn công nhưng quân ta chưa chuẩn bị kĩ, chưa sẵn sàng để chiến đấu.
 
Pháp có vũ khí hiện đại, quân Pháp mạnh, đông, ưu thế hơn hẳn quân ta.
 
2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.
 
Câu hỏi. Sau khi cuộc phản công thất bại, phe chủ chiến có tiếp tục chống Pháp nữa không?
 
Phe chủ chiến vẫn tiếp tục chống Pháp.
 
Câu hỏi. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
 
Ngày 13-7-1885, nhản danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu cần vương” kêu gọi văn thân và nhân dân dửng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, một phong rào yêu nước chong xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.
 
Câu hỏi. Tác dụng và ý nghĩa của “Chiếu cần vương”?
 
Sau khi “Chiếu cần vương” được ban ra, một phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược trong cả nước bùng nổ làm cho thực dân Pháp lo sợ và phải vất vả đối phó trong nhiều năm. Phong trào vẫn được duy trì và phát triển với quy mô lớn hơn ngay cả khi vua Hàm Nghi đã bị giặc bắt.
 
Câu hỏi. Hành động của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết là hành động yêu nước vì được đánh giá cao, vì sao ?
 
- Chứng tỏ tinh thần kiên quyết đấu tranh chống xâm lược của những quan lại triều đình tâm huyết, mà tiêu biểu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
 
- Từ hành động tự vệ chính đáng chuyển sang phát động cuộc kháng chiến trong toàn quốc. Phong trào cần vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước, trong thời kì này hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình.
 
Câu hỏi. Vì sao “Chiếu cần vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng?
 
Đó là lời kêu gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khảng khái. Ông đã đứng về phía nhân dân, và ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp, nong muốn giành lại độc lập cho dân tộc trong khi triều đình Huế nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc. “Chiếu cần vương” phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.
 
Câu hỏi. Nhận xét về giai đoạn đầu của Phong trào cần vương (1885 - 1888).
 
- Mức độ : Phong trào phát triển rộng khắp, bao gồm các cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ.

- Địa bàn mở rộng trên phạm vi cả nước từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định.

-Lực lượng : Tham gia đông đảo, chủ yếu là nông dân.

- Lãnh đạo : Không còn là những võ quan Triều đình như thời kì đầu chống Pháp mà là những văn thân, sĩ phu yêu nước có chung nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, cũng đứng về phía nhân dân chống thực dân Pháp.
 
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần Vương.

1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887).
 
Câu hỏi. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành, Đinh Công Tráng và một số tù trưởng miền núi lãnh đạo.
 
Câu hỏi. Quan sát hình 91 (SGK, trang 127) - “Công trình phòng thủ Ba Đình”, Em có nhận xét gì về những điểm mạnh, điểm yếu của cứ điểm Ba Đình?

* Điểm mạnh: Quan sát lược đồ, ta thấy: ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn, tinh Thanh Hóa tạo thành thế chân kiềng, phối hợp hỗ trợ nhau trong chiến đấu. Địa thế này đã giúp cho những người lãnh đạo khái nghĩa Ba Đình xây dựng nên một chiến tuyến phòng thủ kiên cố. Phía ngoài là ruộng lúa, lũy tre dày, vùng ngập nước, bên trong là làng xóm, công sự. Cứ điểm có thế mạnh về phòng thủ.
 
* Điểm yếu: Căn cứ Ba Đình dễ bị cô lập, khó ứng cứu, không thể sử dụng cách đánh du kích, chỉ có thể đánh công kiên.
 
Câu hỏi. Cuộc chiến đấu ở Ba Đình dã diễn ra như thế nào?
 
Chỉ huy cuộc chiến đấu ở Ba Đình là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và một số tù trưởng miền núi. Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt từ khi giặc Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong suốt 34 ngày đêm, đánh lại nhiều đợt tấn công điên cuồng của giặc Pháp. Nhưng thực dân Pháp đã triệt hạ ba làng, nghĩa quân phải rút lên Mã Cao để bảo toàn lực lượng và tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian nữa mới tan rã.
 
2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892).
 
Câu hỏi. Ai là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy? Ông là người như thế nào?
 
Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là Nguyễn Thiện Thuật, ông từng làm Tán tương quân vụ (là chức được bổ nhiệm đến một đơn vị quân đội để hợp đồng thực hiện mệnh lệnh khẩn cấp, có khi ở luôn lại làm tham mưu) tỉnh Hưng Hóa. Khi triều đình kí Hiệp ước 1883, Nguyễn Thiện Thuật trở về quê (Mĩ Hảo, Hưng Yên) mộ quân, lập căn cử kháng chiến. Dưới quyền ông còn có các tướng lĩnh khác, hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau.
 
Câu hỏi. Tại sao gọi là khởi nghĩa Bãi Sậy?
 
Gọi là khởi nghĩa Bãi Sậy bởi vì địa bàn của cuộc khởi nghĩa là một vùng đầm lầy, lau sậy rậm rạp, um tùm thuộc các huyện Văn Lâm. Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên. Vị trí này nam giữa hai dường giao thông quan trọng: Quốc lộ số 5 Hà Nội - Hải Phòng và Đường số 39 Hà Nội - Thái Bình.
 
Câu hỏi. Đánh như thế nào gọi là đánh du kích ?
 
Đánh du kích là đánh nhỏ. nhanh, gọn và bất ngờ.
 
Câu hỏi. Cách đánh du kích có lợi như thế nào?
 
Cách đánh này là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh, tập trung được địa bàn, kéo dài thời gian, gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất.
 
Câu hỏi. Thành phần tham gia cuộc khởi nghĩa Ba Đình và khởi nghĩa Bãi Sậy có gì giống nhau?
 
Những người lãnh đạo khởi nghĩa đều là văn thân, sĩ phu yêu nước chống Pháp, lực lượng tham gia khởi nghĩa là nông dân; nghĩa quân đều có tinh thần chống Pháp quyết liệt.
 
Câu hỏi. Điểm khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và cuộc khởi nghĩa Ba Đình là gì?
 
- Khởi nghĩa Bãi Sậy dựa vào địa thế thuận lợi, nghĩa quân đã sử dụng lối đánh du kích độc đáo, lợi hại, phân tán trong nhân dân thành nhóm nhỏ, khi ẩn, khi hiện, luôn chủ động phục kích đánh giặc trên đường đi hoặc tập kích các đồn lẻ của chúng.
 
- Việc xây dựng căn cứ thể hiện sự sáng tạo của nghĩa quân, cho nên khởi nghĩa tồn tại được lâu hơn khởi nghĩa Ba Đình.
 
- Căn cứ Bãi Sậy không có thành lũy, công sự như căn cứ Ba Đình. Quân khởi nghĩa Bãi Sậy không thể cố thủ như Ba Đình, địa bàn hoạt động mở rộng ra các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình.
 
3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).
 
Câu hỏi. Ai là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
 
Lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng. Ông sinh năm 1847, người làng Đông Thái, nay là xã Dức Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh; từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Tính tình ông cương trực, thẳng thắn. Ông phản đối việc phế lập trong triều đình nên bị cách chức đuổi về quê. Khi phong trào cần vương bùng nổ (tháng 7-1885), ông hăng hái hưởng ứng lời kêu gọi cứu nước của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, mộ quân khởi nghĩa và trở thành thủ lĩnh khởi nghĩa Hương Khê. Ông hy sinh ngày 28-12-1895.
 
Câu hỏi. Em có nhận xét gì về căn cứ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?

Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ở vùng núi rừng Ngàn Trươi (Hà Tĩnh). Từ đây nghĩa quân có thể di chuyển quân ra Nghệ An, Thanh Hóa và vào Quảng Bình, xuống đồng bằng hoặc có thể thông sang Lào. Địa thế ở đây hiểm trở, địch khó tấn công, tiêu diệt.
 
Câu hỏi. Điểm mạnh của khởi nghĩa Hương Khê so với Ba Đình, Bãi Sậy?
 
Địa bàn rừng núi hiểm trở, rộng lớn, có thể ra Bắc, vào Nam, dễ dàng cho việc tiếp ứng, có đại bản doanh.
 
Lực lượng nghĩa quân đông, gồm nhiều dân tộc.
 
Có chỉ huy tài giỏi.
 
Câu hỏi. Nghĩa quân Hương Khê đã chiến đấu ngoan cường như thế nào ?
 
Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở và phối hợp chặt chẽ giữa các đội nghĩa quân với nhau nên đã bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch.
 
Câu hỏi. Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài được hơn 10 năm?
 
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài được hơn 10 năm (1885 - 1895) là do ý
chí chiến đấu bất khuất của người chỉ huy và nghĩa quân; những người lãnh đạo
khởi nghĩa kiên quyết, sáng suốt; có chiến thuật thích hợp, căn cứ địa hiểm trở,
được nhân dân hết sức ủng hộ về vật chất và tinh thần. Nghĩa quân tự rèn đúc khí
giới và tích trữ lương thảo, tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.
 
Câu hỏi. Trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào cần vương ? Vì sao?
 
- Khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất.

- Bởi vì :

+ Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.

+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh.

+ Thời gian tồn tại 10 năm.

+ Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn

+ Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất.

+ Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp)
 
Câu hỏi. Để dập tắt được cuộc khởi nghĩa, thực dân Pháp đã làm gì?
 
Thực dân Pháp tập trung binh lực và xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm bao vây, cô lập nghĩa quân, dùng lực lượng lớn tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi, căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa.
 
Câu hỏi. Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại?
 
Từ năm 1895, nghĩa quân Hương Khê gặp nhiều khó khăn về lực lượng và người chỉ huy; trong khi đó, thực dân Pháp lại dùng các thủ đoạn tàn ác và âm mưu rất hiểm độc: chúng mở các cuộc tấn công quy mô lớn, bao vậy, thắt chặt căn cứ của nghĩa quân, cô lập và cắt đứt mọi liên hệ với nhân dân đến cuối năm 1895, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn tan rã.
 
Câu hỏi. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
 
Nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
 
Làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp. Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang.
 
Câu hỏi. Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX?
 
Lãnh đạo khởi nghĩa đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước. Lực lượng tham gia đông đao các tầng lớp nhân dân nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
 
Các cuộc khởi nghĩa bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu, không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc, song qua hai giai đoạn phát triển, phong trào cho thấy nội dung yêu nước, giữ vị trí chủ đạo còn nghĩa trung quân, “Cần vương” chỉ là phụ.
 
Mặc dù đã chiến đấu dũng cảm nhưng cuối cùng phong trào vẫn thất bại. Sự thất bại này chứng tỏ sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
 
Đây là phong trào kháng chiến lớn mạnh, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc ta, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu vói thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây