© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918.

Thứ tư - 13/12/2017 02:57
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918.
I. Những sự kiện chính.
 
Câu hỏi. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
 
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Pháp đòi hỏi phải có thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam là một trọng những thị trường đáp ứng yêu cầu này nên từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược Việt Nam.
 
Câu hỏi. Vì sao nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?
 
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, đáng lẽ triều đình nhà Nguyễn phải cùng với nhân dân Việt Nam đứng lên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp song triều đình yếu hèn, vì quyền lợi của mình từng bước đầu hành giặc để nước ta trở thành thuộc địa của Pháp vào cuối thế kỉ XIX.
 
Câu hỏi. Lập bảng về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
 
Thời gian Quá trình xâm lược của thực dân Pháp Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858 Pháp đánh bán đảo Sơn Trà.
Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam.
Quân dân ta đánh trả quyết liệt
 
2-1859 Pháp kéo vào Gia Định. Quân ta chặn địch ở đây. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, khởi nghĩa Trương Định.
2-1862 Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.  
6-1862 Hiệp ước Nhâm Tuất, Pháp chiếm 3 tình miền Đông Nam Kì. Nhân dân độc lập kháng chiến, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình.
6-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây. Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa.
20-11-1873 Pháp đánh thành Hà Nội lần 1. Chiến thắng cầu Giấy lần 1.
3-4-1882 Pháp đánh thành Hà Nội lần 2. Chiến thắng cầu Giấy lần 2.
18-8-1883 Pháp đánh Huế.
Điều ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp.
Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt.
 
II. Những nội dung chủ yếu.
 
Câu hỏi. Lập niên hiểu về phong trào Cần Vương.
 
Thời gian Sự kiện
5-7-1885 Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương.
1886-1887 Khởi nghĩa Ba Đình.
1883-1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy.
1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê.
 
Câu hỏi. Lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần vương?.   
 
Thời gian Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương
Từ tháng 12 - 1886 đến tháng 1-1887 Khởi nghĩa Ba Đình: Nghĩa quân xây dựng cứ điểm phòng thủ ỏ Ba Đình (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa); chiến đấu suốt 34 ngày đêm trong vòng vây của kẻ thù, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch có trọng pháo và pháo hạm yểm trợ. Cuối cùng, cuộc khỏi nghĩa bị thất bại do thực dân Pháp đã tập trung lực lượng để triệt hạ bằng được căn cứ của nghĩa quân.
Từ năm 1883 đến năm 1892 Khởi nghĩa Bãi Sậy: Do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, ở vùng Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ (Hưng Yên). Nghĩa quân đã áp dụng chiến thuật du kích, thường đánh úp đồn trại trên đường Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hưng Yên, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
Từ năm 1885 đến năm 1895 Khởi nghĩa Hương Khê: Do Phan Đình Phùng lãnh đạo; có quy mô lớn, lan ra 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; Có tổ chức chặt chẽ; nghĩa quân tự chế được súng hỏa mai và súng trường kiểu Pháp. Nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ. Giặc Pháp và quân triều đình đàn áp liên tục nhưng không đè bẹp được ý chí chiến đấu của nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa đã kéo dài được hơn 10 năm, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
  
Câu hỏi. Lập biểu bảng về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)  
 
Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh Thành phần tham gia
phong trào Đông du (l905-1909) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ. Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản. Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước.
Đông Kinh nghĩa thục (1907) Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ. Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước. Đông đảo nhân dân tham gia, nhiều tầng lớp xã hội.
Cuộc vận động Tuy tân ở Trung Kì (1908) Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập. Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công thương nghiệp... Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
 
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Chống đi phu, chống sưu thuế. Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.
 
 
Câu hỏi. So sánh hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
 
Xu hướng Chủ trương Biện pháp Khả năng thực hiện Tác dụng Hạn chế
 
Bạo động của Phan Bội Châu Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về KT, CT, VH. Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp với cầu viện. Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện. Khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc. Ý đồ cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm.
 
Cải cách của Phan Châu Trinh - Vận động cải cách trong nước - khai trí, mở mang công, thương nghiệp, tự cường. -Mở trường học.
-Đề nghị cùng thực dân chấn chỉnh lại chế độ phong kiến, giúp Việt Nam tiến bộ.
Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp. -Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường.
- Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến.
 
Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp, làm phân tán tư tưởng cứu nước của nhân dân.
 
 
Câu hỏi. Tóm tắt hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến 1917.
 
Thời gian Hoạt động của Nguyễn Tất Thành
Giữa năm 1911 - Ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng.
- Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.
Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp; tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga..-Những hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây