© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Chủ nhật - 24/03/2019 11:04
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
I. Giai đoạn thứ nhất (1075)
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta
- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống ở Trung Quốc lâm vào một tình thế hết sức khó khăn: phía bắc thì hai nước Liêu, Hạ thường xuyên đánh phá, trong nước thì xảy ra đói kém liên miên, nhân dân cực khổ, bất bình. Để cứu vãn tình thế, vua Tống quyết định xâm lược Đại Việt.
- Để đánh Đại Việt, nhà Tống xúi dục vua Cham-pa đánh từ phía nam, còn phía bắc Đại Việt nhà Tống ngăn cản nhân dân hai nước buôn bán, đi lại, dụ dỗ các từ trưởng dân tộc ít người.
 
2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ
- Thông qua những tin tức thu nhận được, vua tôi nhà Lý đã hội bàn tìm cách đối phó. Nắm được chỗ yếu của nhà Tống và thế đang lên của nước ta, Thái uý Lý Thường Kiệt cho quân luyện tập ngày đêm, phong chức tước cho các tù trưởng, cùng với Lý Thánh Tông đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa và đã chủ trương “ngồi yên đợi giặc, không hằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Điều này không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của nước ta. Được sự tán đồng của triều đình. Lý Thường Kiệt đã phối hợp với các tù trưởng dân tộc ở phía bắc tổ chức một đợt tấn công quyết liệt lên Hoa Nam (10-1075) đánh tan các lực lượng quân sự chuẩn bị xâm lược của Nhà Tống, bao gồm cả Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm, rồi rút quân về nước.
- Bị đánh đòn phủ đầu bất ngờ, quân Tống lâm vào thế bị động, run sợ. Đây là điều kiện thuận lợi để quân dân nhà Lý chuẩn bị cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xảy ra.
 
II. Giai đoạn thứ hai (1076-1077)
1. Kháng chiến hùng nổ
- Sau khi đánh tan các lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống ở Hoa Nam. Lý Thường Kiệt ra lệnh rút quân về nước chuẩn bị ngay cuộc phòng vệ.
Ba chủ trương lớn được ban hành:
- Các tù trương dân tộc bố trí lực lượng chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
- Cử một thuỷ binh mạnh đóng ở vùng ven biển Đông Bắc sẵn sàng đánh tan thuỷ quân của giặc.
-Xây dựng chiến tuyến sông Như Nguyệt với quyết tâm chặn giặc, không cho chúng tiến xuống phía nam để vào thành Thăng Long.
Tháng 7-1077, hơn 30 vạn quân Tống tràn xuống nước ta. Sau một thời gian chiến đấu quyết liệt, thuỷ quân của giặc bị đánh tan ở vùng Biển Đông Bắc, còn bộ phận lục quân chủ lực của giặc thì bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt (sông Cầu - Bắc Ninh).
 
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
- Sau mấy lần vượt sông thất bại, quân Tống vừa bị đánh ở sau lưng vừa lâm vào thế bị động. Tuyệt vọng, tên chỉ huy Quách Quỳ đã phải hạ lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém!”.
- Thời cơ đến cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt hạ lệnh tổng tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống thua to “10 phần chết đến 5, 6”. Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” đã có tác dụng to lớn.
- Với tinh thần khoan dung và ý thúc về quan hệ hai nước mặc dù biết giặc đã lâm vào thế suy kiệt, vị tổng chi huy Lý Thường Kiệt vẫn cho người sang “bàn hoà”, cho giặc rút quân yên ổn về nước. Cuộc kháng chiến chống Tống hoàn toàn thắng lợi.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây