© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

Chủ nhật - 24/03/2019 11:54
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần
I. Sự phát triển kinh tế
1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh
- Chiến tranh kết thúc. Trong niềm tự hào to lớn về chiến thẳng oanh liệt của mình. Nhà nước và nhân dân thời Trần ra sức khôi phục sản xuất nông nghiệp mở rộng diện tích trồng trọt, xây dựng lại xóm làng, tiếp tục khai hoang: các quý tộc địa chủ, vương hầu chiêu tập dân nghèo khai hoang mở rộng ruộng đất tư hữu, thành lập thêm nhiều điền trang.
- Các nghề thủ công cổ truyền như: ươm tơ, dệt lụa, làm đồ sứ, chế tạo vũ khí, đúc đồng, làm giấy... đều nhanh chóng phát triển. Hình thành, một số làng nghề thủ công, các mặt hàng thủ công ngày càng đẹp, tốt hơn do trình độ, kĩ thuật được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc gia tăng chất lượng sản phẩm và phục vụ nhu cầu nhân dân.
-  Thương nghiệp phát triển. Thăng Long trở thành một đô thị sầm uất, vừa có nhiều phường thủ công vừa có nhiều phường chợ buôn bán. Các thuyền buôn nước ngoài cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hóa nhiều hơn.
 
2. Tình hình xã hội sau chiến tranh
- Từ sau chiến tranh Mông - Nguyên xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc, vua quan, quý tộc, địa chủ tập trung trong tay nhiều ruộng đất, bóc lột nông nô, nô tì. Trong lúc đó, nhất là thế kỉ XIV, số nông dân rơi vào cảnh phụ thuộc tăng lên nhanh chóng, số nô tì cũng tăng thêm so với trước. Tầng lớp thợ thủ công và thương nhân chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân cư nhưng ngày một đông hơn.
 
II. Sự phát triển Văn hóa
1. Đời sống Văn hóa
- Về tôn giáo, tín ngưỡng: Đạo Phật tiếp tục chiếm ưu thế. Hình thành dòng Phật giáo Việt Nam: Trúc Lâm.
+ Trong lúc đó, do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, Nho giáo phát triển nhanh và đều đặn, địa vị của Nho giáo ngày càng được nâng cao. Nhiều nhà Nho giỏi ra sức đóng góp, xây dựng và nâng cao dân trí.
+ Tín ngưỡng dân gian ngày càng mở rộng, nhất là tục thờ những người có công với quê hương, đất nước.
- Các hình thức lễ hội dân gian như đua thuyền, đấu vật, nhảy múa, hát ca, tuồng, chèo... ngày càng phong phú, tập quán giản dị nhưng bên cạnh sự giản dị đó là một dân tộc giàu tính tinh thần thượng võ, giàu tình yêu quê hương đất nước.
 
2. Văn hoá
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển phong phú với nội dung mang đậm tình cảm yêu nước, tự hào về quê hương đất nước làm rạng rỡ cho văn hóa Đại Việt. Nổi lên các áng văn thơ đặc sắc như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, các bài thơ của Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh v.v...
 
3. Giáo dục và khoa học kĩ thuật
- Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công, làng xã có trường tư.
Chu Văn An - một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.
- Giáo dục thi cử từng bước hoàn thiện và phát triển Quốc viện sử (chuyên viết sử) sư) do Lê Văn Hưu đứng đầu, bộ Đại Việt sử kí gồm 330 quyển do ông viết, đây là bộ chính sử đầu tiên của nước ta. Quân sự có tác phẩm Binh sư yếu lược của Trần Hưng Đạo…
- Do nhu cầu củng cố lực lượng quốc phòng, xây dựng quân đội hiện đại, vào cuối thế kỉ XIV. Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công đã có những thành tựu kĩ thuật quý giá: chế tạo súng thần cơ (đại bác) và đóng thuyền chiến lớn.
 
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
- Trong lĩnh vực nghệ thuật xuất hiện nhiều công trình kiến trúc lớn, có giá trị như các cung điện ở Thăng Long và Tức Mặc (Nam Định), tháp Bình Sơn, tháp Thổ Minh và thành nhà Hồ (Tây Đô). Bên cạnh đó cũng xuất hiện các tượng người, tượng sư tử, rồng... với nhiều bức chạm nổi đặc sắc.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây