© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 16: Sự sụp đổ của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Thứ hai - 25/03/2019 11:20
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 16: Sự sụp đổ của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
I. Tình hình kinh tế xã hội
1. Tình hình kinh tế
- Vào cuối thế kỉ XIV, vua quan nhà Trần không còn chăm lo đến đời sống nhân dân, không quan tâm sản xuất nông nghiệp, tu sửa, bảo vệ đê diều... nên mất mùa, đói kém, nông dân bị biến thành nông nô, vua quan chỉ đua nhau ăn chơi sa đọa, xây dựng chùa chiền, dinh thự.
- Vương hầu, quý tộc, nhà chùa, địa chủ nắm trong tay nhiều ruộng đất, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, nông dân đời sống bấp bênh khổ cực, dân nghèo vẫn phải nộp ba quan tiền thuế đinh.
 
2. Tình hình xã hội
- Mặc cho đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn lao vào ăn chơi sa đọa!
Trong lúc đó, mâu thuẫn nội bộ nảy sinh và ngày càng sâu sắc, nhất là khi Dương Nhật Lễ được đưa lên làm vua.
- Nông dân không có ruộng đất để cày cấy; thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra, ách bóc lột nặng nề đã khiển cho đời sống của họ càng thêm khổ cực. Không còn cách nào khác, những nông dân nghèo, những gia nô, nô tì đã cầm gậy gộc, giáo mác nổi dậy chống lại triều đình, quan lại. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa đã bùng lên ở Hải Dương, Sơn Tây, Thanh Hóa v.v...
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì bị đàn áp, cuộc sống của người nông dân vẫn không thay đổi. Nhà Trần suy sụp.
 
II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
1. Nhà Hồ thành lập (1400)
- Trong lúc nhà Trần suy, thoái nghiêm trọng, xã hội lâm vào cảnh
Khủng hoảng, nông dân khởi nghĩa ở nhiều nơi, xuất hiện nhân vật Hồ Quý Ly, vốn là một người thuộc họ ngoại của nhà Trần lại có tài năng và năm giữ chức vụ cao nhất trong triều (sau vua), đã quan tâm đến thời thế.
- Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly, không thành (1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ thành lập.
 
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
Với mong muốn cứu vãn tình thế của Vương triều và đất nước. Hồ Quý
Ly quyết định thực hiện một số cải cách lớn:
- Về chính trị: Ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng việc làm của bộ máy chính quyền các cấp.
+ Hồ Quý Ly đặt lệ các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân.
- Về kinh tế - Tài chính: Hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của quý tộc Trần; phát hành tiền giấy, hạn chế việc nuôi nô tì, quy định lại thuế đinh theo số ruộng có được.
- Về văn hóa, giáo dục: Đề cao chữ Nôm, chấn chỉnh lại chế độ thi cử.
- Về quân sự: Củng cố quân đội, tăng cường khả năng quốc phòng, chế tạo vũ khí mới.
 
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
- Cải cách của Hồ Quý Ly góp phần giải quyết một số khó khăn của đất nước, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc thực hiện còn chưa triệt để, chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
- Với lòng yêu nước, Hồ Quý Ly là nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây