© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3

Thứ hai - 25/03/2019 11:21
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 17: Ôn tập chương 2 và chương 3
1. Hệ thống kiến thức cơ bản đã học ở 2 chương về các sự kiện, nhân vật chính và các giai đoạn phát triển của lịch sử nước ta từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XV.
* Năm 939: Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.
* 965-980: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lên ngôi vua, lập nhà Đinh, đặt tên nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
* 980-1009: Lê Hoàn đánh hại quân xâm lược Tống, lên ngôi vua, lập nhà Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư.
*1009-1226:
+ 1009: Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nhà Lý.
+ 1010: Nhà Lý dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long
+ 1042: Vua Lý ban hành Bộ luật Hình thư.
+ 1054: Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
+ 1070: Nhà Lý lập Văn miếu thờ Khổng Tử.
+ 1075: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên.
+ 1076: Nhà Lý lập Quốc tử giám ở kinh đô.
+ 1077: Lý Thường Kiệt lãnh đạo chống Tống thắng lợi.
* 1226-1339:
+ 1226: Trần Cảnh lên ngôi, lập ra nhà Trần.
+ 1230: Nhà Trần ban hành Quốc triều hình luật.
+ 1253: lập Quốc học viện và Giảng võ đường.
+ 1258: Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.
+ 1285: Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai.
+ 1288: Chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba.
* 1400-1407: Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nhà Hồ đổi quốc hiệu là Đại Ngu. thực hiện những biện pháp cải cách đất nước.
 
2. Đặc điểm của các cuộc kháng chiến
a. Kháng chiến chống Tống dưới thời Lý
- Thời gian: 1075-1077
- Đường lối: Đánh trước để tự vệ
+ Phương thức kết thúc chiến tranh: chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, để nghị “giảng hòa”.
- Gương tiêu biểu: Lý Thường Kiệt
 
b. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần
- Thời gian: ba lần kháng chiến
+ Lần thứ nhất (1258)
+ Lần thứ hai (1285)
+ Lần thứ ba (1287-1288)
- Đường lối: toàn dân “vườn không nhà trống” khi giặc vào. Tổng tấn công khi thời cơ đến (trên cơ sở cắt nguồn lương thực của địch).
- Gương tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Thủ Độ, các vua Trần. Trần Quang Khải. Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng.
 
3. Những thành tựu nổi bật về các mặt: kinh tế, văn hóa; giáo dục; khoa học - nghệ thuật của Đại Việt thời Lý - Trần.
Thành tựu Thời Lý Thời Trần
1. Kinh tế * Nông nghiệp:
- Nông dân: có ruộng đất cày cấy.
- Nhà nước khuyến khích khai hoang. Công tác thuỷ lợi được chú ý.
* Thủ công nghiệp: có nhiều nghề.
* Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi trong nước và ngoài nước mở mang.
* Nông nghiệp: khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang, đắp đê được củng cố. Ruộng đất, làng xã nhiều.
* Thủ công nghiệp: do nhà nước quản lý có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
* Thương nghiệp: Chợ búa, tấp nập. Trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.
2. Văn hoá Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham chuộng. Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến. Đạo Phật phát triển. Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hoá đa dạng, phong phú.
3. Giáo dục - Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho con vua.
- Mở khoa thi tuyển chọn quan lại.
- Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển.
- Quốc Tử giám mở rộng để đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ có trường học. Trong nhân dân ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.
4. Khoa học, nghệ thuật - Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển.
- Một số công trình nghệ thuật có giá trị được xây dựng.
- Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt.
- Cơ quan chuyên viết sử ra đời với bộ Đại Việt sử kí.
- Quân sự, với tác phẩm nổi tiếng: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
- Y học có thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc Nam để chữa bệnh cho nhân dân.
- Thiên văn học có những đóng góp đáng kể. Đã chế tạo được súng.
- Phát triển công trình kiến trúc mới ra đời.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây