© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Thứ hai - 25/03/2019 11:22
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
I. Thời kì Miền Tây Thanh Hóa (1418-1423)
1.Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Lê Lợi (1285-1433) là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc hết tài sản chiêu tập nghĩa quân, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa.
- Được tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa chống quân Minh, hàng loạt nhân tài yêu nước từ các nơi đã tìm về Lam Sơn, trong đó nổi lên nhân vật Nguyễn Trãi.
- Năm 1416, hội thề Lũng Nhai của chủ soái Lê Lợi cùng 18 hào kiệt đồng chí hướng được tổ chức với quyết tâm chiến đấu đến cùng, “sống chết có nhau”.
 
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
- Tháng 2-1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ. Trong tình thế lực lượng còn ít và yếu mà quân Minh lại đang mạnh và làm chủ cả nước, nghĩa quân đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ. Ba lần nghĩa quân phải rút quân lên núi Chí Linh, cố gắng bảo toàn lực lượng.
- Giữa năm 1418, quân Minh bao vây Chí Linh quyết bắt Lê Lợi, trong tình thế đó “Lê Lai liều mình cứu chúa”. Hành động này đã nói lên niềm tin, lòng trung thành, tinh thần hi sinh vì sự nghiệp chung của đất nước của các tướng lĩnh nghĩa quân. Bằng hành động này, nghĩa quân Lam Sơn không chỉ bảo toàn được lực lượng chỉ đạo nòng cốt mà còn giữ vững được tinh thần bất khuất, chiến đấu kiên cường, buộc kẻ thù phải chấp nhận giảng hòa.
 
II. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424-1426)
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
- Thời gian tạm hòa diễn ra không lâu. Quân Minh tìm mọi cách mua chuộc Lê Lợi nhưng không được. Chúng phải thay đổi ý định. Trước tình hình đó, nghĩa quân quyết định mở lại cuộc chiến đấu, đưa cuộc khởi nghĩa bước qua giai đoạn mới.
- Theo đề nghị của tướng Nguyễn Chích- một người đã từng hoạt động nhiều ở nam Thanh Hóa - bắc Nghệ An, nghĩa quân chuyển hướng tấn công vào Nghệ An, đất rộng người đông, lại vừa ít lực lượng của quân Minh, nhân dân đều mong muốn tham gia khởi nghĩa.
Được nhân dân ủng hộ, chỉ trong một thời gian ngắn, phần lớn Nghệ An được giải phóng quân giặc rút lui về thành để cố thủ, Lê Lợi xiết chặt vòng vây thành Nghệ An. Không đầy một tháng cả vùng Diễn Châu - Thanh Hoá được giải phóng.
 
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa ( năm 1425)
- Tháng 8-1425, các tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân... được lệnh tấn công từ Nghệ An và Tân Bình, vào Thuận Hóa.
- Trong vòng 10 tháng (từ tháng 10 - 1424 đến tháng 8-1425) cả vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân được giải phóng, quân giặc chỉ còn giữ được một số thành.
 
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
Tháng 9-1426, trên đà thắng lợi, dựa vào cơ sơ của vùng mới giải phóng. Lê Lợi và bộ chi huy nghĩa quân quyết định tấn công ra Bắc theo các hướng để vừa giải phóng ngăn chặn giặc từ Vân Nam sang, vừa giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút của giặc từ Nghệ An về Đông Quan vừa tiến thẳng ra Đông Quan.
- Nhờ tinh thần chiến đấu và những chủ trương đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, nhân dân khắp nơi đã nổi dậy nhiệt liệt ủng hộ và tham gia chiến đấu. Các vùng đất nước lần lượt được giải phóng, ở đây, nổi lên tấm gương cao quý của 2 người phụ nữ: bà hàng nước làng Cô Lộng và cô gái ả đào làng Đào Đặng (Hưng Yên)
 
III. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (cuối năm 1426 - cuối năm 1427)
1. Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)
- Sau khi mất các vùng từ Thanh Hóa vào nam, quân Minh lo sợ đã cho người về nước xin cứu viện. Tháng 10-1426 hơn 5 vạn viện binh do Vương Thông chỉ huy đã tiến vào nước ta. Phối hợp với lực lượng còn lại quyết tâm giành lại thế chủ động.
- Nắm vững đường tiến quân của giặc, nghĩa quân đã tổ chức trận Tốt Động - Chúc Động. Chiến thắng to lớn của trận đánh không những tiêu diệt một lực lượng lớn của giặc mà còn đẩy chúng vào thế tuyệt vọng. Vương Thông rút quân về Đông Quan, đóng cửa thành cố thủ.
- Lợi dụng tình hình đó, nghĩa quân mở rộng hoạt động vây hãm thành Đông Quan giải phóng các vùng còn lại.
 
2. Trận Chi Lăng - Xương Giang (10-1427)
- Đầu tháng 10-1427 nhà Minh cử 2 đạo quân lớn, theo hai hướng tiến vào nước ta để cứu viện. Với tinh thần chủ động và chiến lược tài giỏi “vây thành, diệt viện”, nghĩa quân đã làm nên chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang lừng lẫy, tiêu diệt hoàn toàn đạo quân cứu viện chính của giặc do Liễu Thăng chi huy.
- Chiến thẳng Chi Lăng - Xương Giang đã đánh dấu sự kết thúc thắng lợi hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ngày 10-12-1427, Hội thề Đông Quan được tổ chức, quân Minh được tạo điều kiện an toàn rút về nước. Đất nước sạch bóng quân xâm lược.
 
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
* Những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lới của khởi nghĩa Lam Sơn
- Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc, ý chí kiên cường quyết tâm giành lại độc lập của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài giỏi của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi. Nguyễn Trãi. Những con người đó không chỉ có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất, kiên cường mà còn biết “đồng cam cộng khổ”, thương yêu nhân dân, đầy tình nhân nghĩa tất cả vì sự nghiệp giải phóng đất nước.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân.
 
* Ý nghĩa: Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của quân xâm lược Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc: Chúng ta mãi mãi ghi nhớ và biết ơn công lao to lớn đó của tổ tiên.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây