© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 -1527)

Thứ hai - 25/03/2019 11:23
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 -1527)
I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật
1. Tổ chức bộ máy chính quyền
- Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, người lãnh đạo tối cao của nghĩa quân Lam Sơn là Lê Lợi đã lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê. Quốc hiệu là Đại Việt được đặt lại. Nhà nước mới được thành lập lấy Thăng Long làm kinh đô (sau đổi gọi là Đông Kinh).
- Thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức lại hoàn chỉnh, chặt chẽ.
- Ở trung ương, vua là người nắm quyền hành, chỉ đạo mọi hoạt động của nhà nước và là tổng chi huy quân đội. Dưới vua là 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), và một số cơ quan như: Hàn lâm viện (soạn thảo công văn), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).
- Ở địa phương, nhà Lê chia lại cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo đều có 3 ti (cơ quan) cai quản: Đô ti, Thừa ti, Hiến ti.
- Dưới đạo là phủ, huyện, châu, xã đều có quan lại, chức dịch trông coi.
 
2. Tổ chức quân đội
- Quân đội được xây dựng theo chế độ “ngụ binh ư nông”, bao gồm quân ở trung ương và quân địa phương. Việc luyện tập quân đội được tổ chức đều đặn hàng năm. Các vùng biên giới được phòng vệ vững chắc.
 
3. Luật pháp
- Thời vua Lê Thánh Tông, một bộ luật hoàn chỉnh được ban hành luật Hồng Đức hay “Quốc triều hình luật” có nội dung vừa bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, giai cấp thống trị, trật tự an ninh xã hội và đặc biệt bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 
II. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Kinh tế
* Về nông nghiệp:
Nhà Lê đã có nhiều chính sách đúng đắn nhằm khuyết khích nhân dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau chiến tranh: cho 25 vạn quân về quê làm ruộng, kêu gọi dân phiêu tán trở lại làng quê của mình, khôi phục xóm làng, sản xuất...
Tiếp đó, nhà nước đã ban hành chính sách quân điền (chia ruộng đất công cho mọi người trong làng xã), đặt các chức quan: Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ, Hà đê sứ trông coi sản xuất nông nghiệp, cấm giết trâu hò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.
 
* Công thương nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước và nhân dân đều phát triển, nhiều làng, phường thủ công ra đời. Thăng Long là một đô thị phồn vinh với nhiều hoạt động sản xuất, buôn bán tấp nập.
- Các công xưởng do nhà nước quản lý, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đức tiền đồng... được đẩy mạnh.
- Chợ búa mọc lên ở nhiều nơi với sự cho phép của nhà nước.
- Ngoại thương phát triển ở các cảng biển như: Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống. Tuy nhiên, nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc ra vào buôn bán của thương nhân nước ngoài.
 
2. Xã hội
- Với sự phát triển của nền, kinh tế, chính trị sự phân hóa xã hội thành hai giai cấp chính ngày càng rõ rệt: vua quan, địa chủ và nông dân (tự do và phụ thuộc). Số thợ thủ công, thương nhân đông đảo hơn trước, số nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội giảm dần.
Đại Việt thời Lê sơ trở thành quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á.
 
III. Tình hình văn hóa, giáo dục.
1. Tình hình giáo dục và khoa cử
- Với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”, Nhà nước Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Tinh thần đó dược nhân lên đến đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Các khoa thi được tổ chức đều đặn ba năm một lần ở địa phương cũng như ở kính đô. Số người đỗ đạt ngày càng nhiêu, dân trí được nâng cao.
Đây cũng là thời gian hệ thống bia tiến sĩ được khắc dựng ở Văn Miếu cùng với việc thực hiện nhiều hình thức tôn vinh những người đỗ đạt.
- Số trường học tăng lên. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, các tôn giáo như đạo Phật, Đạo giáo bị hạn chế.
 
2. Văn hóa, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán, chữ Nôm đều phát triển, xuất hiện nhiều tác phẩm nổi tiếng, được lưu truyền cho đến ngày nay.
- Bên cạnh đó, một số ngành khoa học như Lịch sử, Địa lí, Chính trị, Y học, Toán học được phát triển.
- Một số ngành nghệ thuật cổ truyền được phục hồi, xuất hiện một số công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị. Tuy nhiên không phong phú như ở thời Lý - Trần.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây