© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ (XVI – XVIII)

Thứ hai - 25/03/2019 11:24
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền thế kỉ (XVI – XVIII)
1. Tình hình chính trị - xã hội
1. Triều đình nhà Lê
- Thời Lê sơ (thế kỉ XV) là thời kì thịnh trị của nhà nước phong kiến tập quyền. Nhưng đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái, ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung diện tốn kém, không quan tâm đến đời sống của nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành nhân đó tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau.
 
2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ lại ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. Đói kém, mất mùa lại diễn ra liên tiếp, đặc biệt ở Hải Dương, Kinh Bắc (vào năm 1517).
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã bùng lên, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa Trần Cảo năm 1516. Nghĩa quân đã từ Đông Triều đánh về kinh thành Thăng Long, buộc vua tôi nhà Lê phải rủ nhau chạy vào Thanh Hóa.
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối cùng bị đàn áp, nhưng đã góp phần làm cho triều đình Lê mau chóng sụp đổ.
 
II. Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều và Trịnh - Nguyễn
1. Chiến tranh Nam - Bắc triều
- Sự sụp đổ của nhà Lê sơ trở thành tất yếu. Trước tình thế đó, một đại thần của nhà Lê là Mạc Đăng Dung - người có nhiều công dẹp yên các cuộc xung đột, năm 1527 đã cướp ngôi nhà Lê thành lập nhà Mạc. Đất nước tạm ổn định trở lại.
- Chưa được bao lâu sau, năm 1533, các lực lượng của nhà Lê, do Nguyễn Kim đứng đầu đã tập hợp lại ở Thanh Hóa, giương cao lá cờ “phù Lê diệt Mạc”, tôn một người con cháu vua Lê lên làm vua, thành lập chính quyền. Nhà Mạc bị lật đổ. Nhà Lê được thành lập lại ở Thăng Long (1592).
 
2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
- Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc chưa được mấy năm thì mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn đã gây nên một cuộc chiến tranh mới, sử cũ gọi là chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
- Sau gần nửa thế kỉ (từ 1627 đến 1672) đánh nhau không phân thắng bại, hai bên tạm giải hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến chia đất nước làm hai: Đàng Ngoài của triều đình Lê - Trịnh và Đàng Trong của chính quyền chúa Nguyễn. Tình trạng đất nước bị chia cắt kéo dài cho đến cuối thể kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây