© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Thứ hai - 25/03/2019 11:26
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
I. Tình hình chính trị
- Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp, triều đình Lê - Trịnh rơi vào cảnh sa đọa nghiêm trọng. Vua Lê bất lực, các chúa Trịnh chỉ lo ăn chơi, hội hè, bắt dân vét sông, đắp đường để chở gạch, đá xây dựng cung điện, chùa chiền. Bọn quan lại nhân đó ra sức hoành hành, áp bức bóc lột nhân dân; quân lính kiêu căng, cậy thế hà hiếp dân chúng.
- Mất mùa, lụt lội liên tục diễn ra, ruộng đất bị bọn địa chủ quan lại, cường hào bao chiếm khiến nông dân rơi vào cảnh đói khổ, phải bỏ làng tha phương cầu thực, xác người chết đói ngổn ngang đầy đường (nhất là nạn đói năm 1740-1741).
- Nhà nước đánh thuế rất nặng vào các loại sản phẩm, hàng hóa. Công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.
 
2. Những cuộc khởi nghĩa lớn
- Không thể chịu nổi cảnh đói khổ, chết chóc đó, người nông dân đã tự họp nhau cầm giáo mác, cuốc cày, gậy gộc nổi dậy đấu -tranh ở khắp Đàng Ngoài, trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII.
- Nổi lên các cuộc khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770), Nguyễn Danh Phương (1740-1751) và đặt biệt là hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1 751) và Hoàng Công Chất (1739-1769).
- Phong trào nông dân diễn ra trong hơn 10 năm, gây cho triều đình Lê - Trịnh nhiều tổn thất, khó khăn. Tuy nhiên, cuối cùng phong trào cũng bị dập tắt.
- Phong trào nông dân Đàng Ngoài đã làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê - Trịnh, chuẩn bị cơ sở thuận lợi cho thắng lợi của phong trào Tây Sơn sau này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây