© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 -Bài 29, 30 Ôn tập chương V, VI, Tổng kết

Thứ hai - 25/03/2019 11:29
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7:
- Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
- Bài 30: Tổng kết
Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
 
- Sự suy yếu của nhà Lê sơ đã dẫn đến sự tranh chấp của các thế lực phong kiến và tình trạng này thể hiện rõ ở hai cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc và Trịnh – Nguyễn.
- Kết quả của các cuộc chiến tranh là đất nước tạm bị chia làm hai miền có hai chính quyền khác nhau.
- Tuy nhiên, các thế kỉ XVI - XVIII cũng là những thế kỉ chứng kiến sự phát triển của kinh tế, văn hóa, đặc biệt là công thương nghiệp và văn hóa dân gian.
- Những đổi thay lớn về chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa đã tác động lớn đến cuộc sống của nhân dân. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng thêm sâu sắc và làm bùng lên cả một phong trào đấu tranh rộng khắp của nông dân, ban đầu ở Đàng Ngoài, sau đó ở Đàng Trong mà đặc biệt với phong trào Tây Sơn.
- Trong hoàn cảnh khủng hoảng của chế độ phong kiến, phong trào Tây Sơn không chỉ làm nhiệm vụ dân tộc mà còn đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc.
- Nhà Nguyễn đánh bại triều Tây Sơn lập lại chế độ phong kiến tập quyền (1802) và cố gắng làm mọi việc nhằm nhanh chóng ổn định xã hội nhưng đời sống của nhân dân vẫn ngày càng khó khăn. Lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, xã hội Việt Nam thời Nguyễn vẫn không ổn định, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra.
- Mặc dù chế độ phong kiến suy tàn, văn hóa dân tộc vẫn tiếp tục phát triển và đạt được một số thành tựu đáng quý trong văn học, nghệ thuật và một số ngành khoa học - kĩ thuật. Xuất hiện một số nhà thơ, nhà văn xuất sắc, đặc biệt các nhà thơ nữ, một số nhà sử học, y học nổi tiếng, để lại cho dân tộc những tác phẩm có giá trị lâu dài.
 
Bài 30: Tổng kết
 
* Củng cố kiến thức đã học về lịch sử Thế giới trung đại và lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
- Lịch sử thế giới trung đại: Những đặc điểm chính của chế độ phong kiến phương Đông (đặc biệt là Trung Quốc) và phương Tây. Thấy được sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây.
- Lịch sử Việt Nam: quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
- Những thành tựu mà dân tộc ta đã đạt được trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế. văn hóa giáo dục, khán chiến chống ngoại xâm.
- Nâng cao những hiểu biết bước đầu về sự hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa lớn, điển hình của nông dân, đặc biệt là phong trào Tây Sơn.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây