© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?, Ngày thứ hai

Thứ năm - 15/10/2020 20:42
Chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?, Ngày thứ hai
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Ngành nghề, chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?, Ngày thứ hai

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÁC NÔNG DÂN LÀM GÌ HẢ MẸ?

Ngày: Thứ 2
 

I. Đón trẻ:

- Cô đón trẻ. Nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về công việc của nghề nông.

II. Thể dục buổi sáng

   Tập với đĩa thể dục "Dắt trâu ra đồng”
* Khởi động: xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, cổ chân…
* Trọng động:
- Hô hấp: Thổi nơ bay. 
- Tay: 2 tay đưa cao gập bã vai
- Bụng: Tay đưa cao nghiên người sang 2 bên 
- Chân: Tay đưa ngang khuỵ gối tay đưa về trước
- Bật: Bật chụm chân tách chân             
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG: KPKH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VỀ NGHỀ NÔNG
1. Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:
- Trẻ hiểu được hạt lúa hạt gaọ từ đâu mà có
- Trẻ biết được công việc và dụng cụ của nghề trồng lúa
- Trẻ biết được các món ăn được chế biến từ hạt gạo
* Kỹ năng:
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ, khả năng ghi nhớ  cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trả lời trọn câu
* Thái độ:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Trẻ tham gia học và chơi tích cực
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và biết ơn các bác nông dân đã làm ra các sản phẩm cho chúng ta

2. Chuẩn bị:

- Ti vi, giáo án bài dạy.
- Tranh về công việc của nghề trồng lúa.
- Tranh các món ăn được làm ra từ hạt gạo.
- Dụng cụ của nghề nông.
- Tranh chơi tò chơi, túi cát, rổ.

 3. Tiến hành hoạt động:

* Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt
- Cho trẻ xem tranh cánh đồng lúa
+ Các con vừa xem gì?
- Các con vừa xem hình ảnh cánh đồng lúa.Từ những cánh đồng này người ta làm ra gì nào?
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức:
- Hôm nay lớp chúng mình cùng tìm hiểu xem hạt lúa hạt gạo có từ đâu nhé
- Cho trẻ xem các hình ảnh về công việc trồng lúa
- Để trồng lúa thì trước tiên các con xem bác nông dân làm gì đây?
- Cho trẻ xem hình ảnh cày ruộng
- Bác nông dân đang cày ruộng. Cho trẻ đọc “Cày ruộng”
- Thế bác nông dân dùng gì để cày ruộng?
- Cho trẻ xem Cái cày.
- Cho trẻ xem bác nông dân bừa ruộng
 Cho trẻ xem Cái cày, cái bừa
-Cày, bừa  ruộng xong thì bác nông dân làm gì đây?
- Cho trẻ xem hình ảnh gieo hạt lúa.
- Bác nông dân đang gieo hạt. Cho trẻ đọc “ gieo hạt”
- Gieo hạt, hạt nảy mầm thành cây lúa, để cây lúa phát triển tốt thì bác nông dân phải làm gì con? Cho trẻ xem hình ảnh bón phân chăm sóc lúa.
- Cây lúa lớn lên nhờ nắng, mưa, nhờ sự chăm sóc của con người.
- Khi lúa chín thì bác nông dân làm gì đây con?
- Cho trẻ xem hình ảnh gặt lúa.
- Bác nông dân đang gặt lúa.Cho trẻ đọc “gặt lúa”
- Thế bác nông dân dùng gì để gặt lúa?
- Cho trẻ xem cái liềm. Cho trẻ đọc “Cái liềm”
- Gặt lúa xong nác nông dân đem về nhà và các con xem bác làm gì đây?
- Cho trẻ xem hình ảnh tuốt lúa
- Bác nông dân đang tuốt lúa. Cho trẻ đọc “Tuốt lúa”. Thế bác dùng gì để tuốt lúa?
- Cho trẻ đọc  máy tuốt lúa.”
- Từ những hạt lúa này người ta dùng máy xay xát để bóc vỏ cứng bên ngoài của hạt lúa, để có được hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày đó các con.
- Từ gạo người ta làm ra rất nhiều món ăn. Con nào biết những món ăn được chế biến từ gạo nào?
- Gạo để nấu cơm, làm mì quảng, và làm các món bánh rất ngon: bánh bèo, bánh xèo…
- Để làm ra hạt gạo các bác nông dân đã rất vất vả vì thế các con phải yêu quí và phải ăn hết suất cơm của mình để không phụ lòng các bác nông dân, các con nhớ chưa nào?
* Luyện tập:
  Trò chơi 1: “Thi tài cùng bé”.
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội sẽ có 1 rổ các bức tranh và một tờ giấy rô ki. Nhiệm vụ của các đội là sẽ sắp xếp các tranh và dán vào tờ giấy rô ki theo quy trình từ công việc làm đất đến khi thu hoạch lúa. 
- Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào hoan thành đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng
  Trò chơi 2: “Chuyển lúa về kho
- Cách chơi:Chia lớp thành 2 đội đứng thành 2 hàng dọc dưới vạch xuất phát. Khi có tín hiệu bắt đầu, bạn đầu tiên của mỗi đội sẽ lấy 1 cái rổ đi theo đường dích dắc tới lấy túi cát bỏ vào rổ đặt lên đầu đi theo đường dích dắt để quay về. Bạn chơi về tới đích thì bạn tiếp theo sẽ thực hiện lượt chơi.
- Luật chơi: Nếu chạm dích dắc hoặc là rơi túi cát thì phải quay về vị trí xuất phát để thực hiện lại lượt chơi. Kết thúc trò chơ, đội nào được nhiều túi cát hơn sẽ là đội chiến thắng.
* Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cho trẻ đọc bài “Lúa ngô là cô đậu nành”

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về bác nông dân.
- Trò chơi vận động: Gieo hạt
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

V. Hoạt động góc:

- Góc phân vai: Bán dụng cụ, sản phẩm của nghề nông
- Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn dụng cụ của nghề nông
- Góc học tập: Xếp hột hạt, ghép nét chữ i,t,c và số 7
- Góc thư viện: Xem tranh truyện về chủ đề ngành nghề.

VI. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Nhật xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ xem truyện cổ tích

VII. Ăn ngủ

- Nhắc trẻ rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VIII. Trả trẻ:

- Vệ sinh trước khi về.
-  Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
-  Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

IX. Đánh giá cuối ngày:

………………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây