© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?, Ngày thứ năm

Thứ sáu - 16/10/2020 03:36
Chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?, Ngày thứ năm
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Ngành nghề, chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?, Ngày thứ năm

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH : BÁC NÔNG DÂN LÀM GÌ HẢ MẸ?

Ngày: Thứ năm
 

I. Đón trẻ:

- Cô đón trẻ. Nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về công việc, sản phẩm của nghề nông.

II. Thể dục buổi sáng

Tập với đĩa thể dục “Dắt trâu ra đồng”
* Khởi động: xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, cổ chân…
* Trọng động:
- Hô hấp: Thổi nơ bay. 
- Tay: 2 tay đưa cao gập bã vai
- Bụng: Tay đưa cao nghiên người sang 2 bên 
- Chân: Tay đưa ngang khuỵ gối tay đưa về trước
- Bật: Bật chụm chân tách chân             
  Hồi tĩnh: Thả lõng cơ thể theo nhạc.


III. Hoạt động học                                 
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : VẼ ĐỒ DÙNG, DỤNG CỤ NGHỀ NÔNG

1. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ kết hợp các nét cơ bản để vẽ được đồ dùng, dụng cụ nghề nông.
- Trẻ biết cách tô màu đẹp và phù hợp cho từng sản phẩm.
* Kĩ năng
- Rèn tính khéo léo và phát triển trí sáng tạo của trẻ
- Biết đặt tên cho sản phẩm của mình .
* Thái độ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo quản sản phẩm.
- Trẻ biết chú ý tập trung tgong giờ học.
- Biết được dụng cụ của nghề nông.

2. Chuẩn bị

- Mẫu của cô, một số người bằng mô hình, đồ chơi .
- Đất nặn, bảng con, khăn lau.

3 .Tiến hành hoạt động

* Hoạt động 1: Ổn định
- Đọc đồng dao bài “Vuốt hột nổ
- Trò chuyện về một số đồ dùng, dụng cụ nghề nông.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức:
- Giới thiệu tên đề tài
- Cho trẻ xem sản phẩm mẫu của cô,cho trẻ nhận xét
- Bé thực hành cô quan sát hướng dẫn bé.
- Cô cho trẻ xem mẫu của cô vẽ.
- Nhận xét về cái cuốc, cái liềm, cái thúng….
- Cô hướng dẫn cách vẽ một số đồ dùng, dụng cụ nghề nông như: cuốc, liềm, thúng…
- Cho trẻ nêu ý tưởng và cách vẽ đồ dùng, dụng cụ mà trẻ sắp vẽ.
* Luyện tập:
- Cho trẻ thực hiện. Gợi ý để trẻ sáng tạo hơn trong sản phẩm
- Khi trẻ thực hiện cô quan sát, nhắc nhở, gợi mở để trẻ sáng tạo thêm, tạo thành nhiều hình người với các kiểu dáng , tư thế khác nhau.
- Cho trẻ chưng bày sản phẩm để xem chung:
- Hỏi trẻ về tên sản phẩm. Trẻ hoàn tất sản phẩm cô cho trẻ trưng bày và cùng xem sản phẩm  đẹp của bạn.
- Cô nhắc nhỡ trẻ vẽ chưa đẹp lần sau vẽ đẹp hơn
- Giáo dục trẻ biết bảo quản các dụng cụ đó
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và chuyển sang hoạt động khác.

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Đọc ca dao « Người ta đi cấy lấy công”
- Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

V. Hoạt động góc:

- Góc phân vai: Mua bán dụng cụ , sản phẩm của nghề nông(CS30)
- Góc nghệ thuật: Tô màu ,vẽ, nặn các loại dụng cụ , sản phẩm của nghề nông (32)
- Góc học tập: Xếp hột hạt,tô màu chữ i,t,c và số 7
- Góc thư viện: Xem tranh truyện chủ đề ngành nghề

VI. Ăn ngủ

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ làm quen với Tiếng Anh
- Dạy trẻ kỹ năng gấp mền.
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Trả trẻ:

- Vệ sinh trước khi về.
-  Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
-  Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

IX. Đánh giá cuối ngày:

………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây