© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Bé thích làm chú bộ đội, Ngày thứ tư

Chủ nhật - 25/10/2020 09:38
Chủ đề nhánh: Bé thích làm chú bộ đội, Ngày thứ tư
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Ngành nghề, chủ đề nhánh: Bé thích làm chú bộ đội, Ngày thứ tư

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ THÍCH LÀM CHÚ BỘ ĐỘI

 Ngày: Thứ tư
 

I. Đón trẻ:

- Cô đón trẻ. Nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về biển, cho trẻ biết ích lợi từ biển.

II. Thể dục buổi sáng

- Thể dục buổi sáng: Tập trên nền nhạc bài “Cháu hát về đảo xa
* Khởi động: xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, cổ chân…
* Trọng động:
- Hô hấp: Thổi nơ bay. 
- Tay: 2 tay dang ngang bắt chéo hai tay trước ngực
- Bụng: Quay người sang hai bên 
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục
- Bật: Bật chụm chân tách chân             
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:                                                                          
HOẠT ĐỘNG: LQVT
ĐỀ TÀI: ÔN NHẬN BIẾT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG KHỐI CHỮ NHẬT.

I. Mục đích yêu cầu

* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Biết 1 số đồ vật có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Biết liên hệ thực tế để nhận ra các hình khối.
* Kỹ năng:
- Có kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các khối, phân biệt các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật.
- Phát triển khả năng ghi nhớ, luyện tai nghe, kỹ năng diễn đạt, trả lời trọn câu, rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn thông qua trò chơi
* Giáo dục:
- Trẻ biết tham gia học tập tích cực.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, biết yêu quý ngôi nhà và yêu quý người thân của mình.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử thiết kế nội dung bài dạy
- Các loại khối: khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ cho cô và trẻ
- Trò chơi, bài hát, đồng dao về chủ đề gia đình
III. Tiến hành hoạt động:
   Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ vận động bài: “Nhà của tôi”
- Bằng lời dẫn cô dẫn dắt trẻ đến với mô hình ngôi nhà của bạn nhỏ qua slide     
- Cô cho trẻ quan sát ngôi nhà của bạn nhỏ được tạo nên bởi các loại khối.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về ngôi nhà
+ Các con xem ngôi nhà của bạn như thế nào?
+ Bạn gái đã thiết kế ngôi nhà bằng những gì?
+ C/c ơi! Ngôi nhà của bạn nhỏ rất đẹp mắt được thiết kế từ những loại khối khác nhau  và đó là những loại khối nào thì hôm nay cô cháu ta cùng tìm hiểu nhé!
  Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức:
   Nhận biết khối cầu:
- Cô cho trẻ quan sát và nhận biết lại các khối qua slide
- Cô giới thiệu lần lượt từng khối và cho trẻ đồng thanh lại các khối.
 + Nhận biết khối trụ
 + Nhận biết khối chữ nhật
+ Nhận biết khối vuông
 + Nhận biết khối vuông
- Cho trẻ so sánh lại sự giống nhau và khác nhau giữa các cặp khối.
* So sánh khối cầu và khối trụ:
- Giống nhau:
+ Đều lăn được và có mặt tròn bao quanh.
- Khác nhau:
+ Khối trụ chồng lên khối trụ được vì mặt trên và mặt dưới của khối trụ là hình tròn có mặt phẳng nên chúng ta có thể chồng lên nhau được
+ Còn khối cầu chồng lên khối cầu không được vì các mặt của khối cầu đều tròn.
* So sánh khối vuông và khối chữ nhật:
- Giống nhau:
+ Đều có 6 mặt, có thể lật và trượt. Có thể chồng lên nhau.
- Khác nhau:
+ Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau.
+ Khối chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật và bằng nhau theo từng cặp đối diện.
* Cho trẻ liên hệ thực tế: Như vậy bạn nào kể cho cô và bạn những đồ dùng đồ chơi gì có dạng khối vuông và khối chữ nhật? (Tủ lạnh, bếp ga….)
- Các con phái biết quý và giữ gìn đồ dùng gia đình để có thể sử dụng lâu dài cc nhớ chưa nào!
* Luyện tập:
  Trò chơi 1: “Chiếc hộp thần kì”
- Cách chơi: Mời một bạn lên thò tay vào chiếc hộp để sờ các khối, sau đó dùng lời để diễn tả đặc điểm của khối mình sờ được để các bạn đoán tên khối. Sauk hi các ban đoán thì lấy khối gỗ trong hộp ra để kiểm tra.
- Luật chơi: Bạn nào trả lời đúng sẽ được tuyên dương.
 Trò chơi 2: “Tìm khối” (Chơi trên máy tính)
- Cô mời trẻ lên cick chọn khối theo yêu cầu.
Trò chơi 3: “Bạn ơi! Cùng đoán”
-Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Trên màn hình slide có các đồ vật dạng khối. Mỗi hình ảnh được mở ra thì đội nào lắc xắc xô trước sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho 2 đội cò lại.
- Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào trả lời được nhiều hơ sẽ là đội chiến thắng.
  Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ vận động bài: “Lên tàu lửa”

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về dụng cu của nghề bộ đội.
- Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích

V. Hoạt động góc:

- Góc phân vai: Bán hàng mũ nón, đóng vai cô bán hàng
- Góc xây dựng: Xây dựng doanh trại bộ đội.
- Góc nghệ thuật: Vẽ trang phục chú bộ đội
- Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ
- Góc thư viện: Xem tranh truyện về biển, hải đảo

VI. Hoạt động ăn, ngủ:

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Ăn hết khẩu phần ăn, gọn gàng sạch sẽ.
- Ngủ đảm bảo thời gian theo quy định.

VII. Hoạt động chiều

- Cho trẻ thực hiện vở làm quen với toán qua hình vẽ.
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Trả trẻ:

- Vệ sinh trước khi về.
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần thiết trong ngày tiếp theo

IX. Đánh giá cuối ngày:

………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây