© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Cây xanh quanh bé, ngày thứ hai

Thứ sáu - 19/02/2021 10:57
Chủ đề nhánh: Cây xanh quanh bé, ngày thứ hai
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Thế giới thực vật, chủ đề nhánh: Cây xanh quanh bé, ngày thứ hai

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH QUANH BÉ

Ngày: Thứ hai
 

I. Đón trẻ:

- Chơi tự do với các đồ chơi trong lớp
- Trò chuyện với trẻ về một số loại cây xanh xung quanh bé
- Trò chuyện về lợi ích của một số loại cây xanh.

II. Thể dục buổi sáng

   Tập với đĩa thể dục bài : “ Em yêu cây xanh”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học: 
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
ĐỀ TÀI: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY TỪ HẠT


1. Mục đích, yêu cầu:
 * Kiến thức:
 - Trẻ gọi đúng tên và phân loại cây xanh.
 - Trẻ nhận biết quá trình phát triển của cây, môi trường sống và yếu tố ảnh hưởng đến sự sống của cây.
 - Trẻ biết lợi ích của cây xanh.
* Kỹ năng:
- Phát triển tư duy, khả năng ghi nhớ  cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trả lời trọn câu.
* Thái độ:
 - Trẻ chú ý lắng nghe cô.
 - Trẻ tham gia học và chơi tích cực.
 - Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2. Chuẩn bị:
 - Bài giảng nội dung bài dạy
 - Tranh về cây xanh
- 3 chậu cây đậu trẻ đã gieo ở từng thời điểm khác nhau: Mới gieo, hạt nảy mầm, cây non.
- Hình ảnh theo sự phát triển của cây theo từng giai đoạn.
3. Tiến hành tổ chức
* Hoạt động 1: Ổn định
Cho trẻ chơi trò chơi “Tập tập vông”(Cô cầm hạt đậu trên tay và chơi cùng trẻ, trẻ đoán)
- Cho trẻ đoán xem đó là hạt gì?
Cô và các con đã làm thí nghiệm gì với hạt đậu từ mấy hôm trước?
Bây giờ cô mời các nhóm hãy lấy các thí nghiệm mà chúng mình đã làm và cùng nhau quan sát.
*Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức: “Nhận biết quá trình phát triển của cây từ hạt”
Quan sát và khám phá sự phát triển của cây từ hạt.
Nhóm 1: Hạt mới gieo.
Mời một trẻ lên trình bày thí nghiệm.
Các con đã nhìn thấy gì chưa? Tại sao con không nhìn thấy?
Cô khái quát: Đây là giai đoạn gieo hạt, hạt mới gieo được 2 ngày nên các con chưa nhìn thấy sự nảy mầm của hạt.
Nhóm 2: Hạt nảy mầm.
Mời một trẻ lên trình bày thí nghiệm của nhóm mình.
Các con đã làm gì để cho hạt nảy mầm?
Các con đã gieo hạt được mấy ngày rồi?
Sau khi quan sát các con thấy kết quả của nhóm mình như thế nào?
Cô khái quát: Sau khi gieo hạt xuống đất, nhờ có nước không khí, ánh sáng mặt trời hạt đã nảy mầm. Một chiếc mầm trắng được cắm xuống đất phát triển thành rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất, một chiếc mầm xanh phát triển thành lá. Đây gọi là giai đoạn hạt nảy mầm.
Nhóm 3: Cây non.
Mời một trẻ lên trình bày thí nghiệm của nhóm mình.
Các con quan sát cây của nhóm mình như thế nào?
Cây có mấy lá?
À Sau khi h¹t n¶y mÇm; nhê bµn tay ch¨m sãc cña con ng­êi mÇm c©y ph¸t triÓn thµnh c©y non. C©y non lµ c©y cßn nhá, cã Ýt l¸. §©y lµ giai ®o¹n: C©y non.
Và đây là một cây đậu cô đã trồng được một thời gian dài.
Ai giỏi hãy kể cho cô và cả lớp nghe để có một cây đậu như thế này cây phải trải qua những giai đoạn nào?
 Cô mời 3 nhóm trưởng mang các thí nghiệm của nhóm mình lên trưng bày.
Các nhóm đã làm thí nghiệm về quá trình gì ?
- Cho trẻ kể về các quá trình phát triển của cây.
- Cho trẻ so sánh về các quá trình phát triển của cây đậu.
- Cho trẻ tìm hiểu về điều kiện sống của cây.
* Cô khái quát: Để có một cây đậu trưởng thành phải trải qua nhiều quá trình. Đầu tiên chúng mình phải làm đất tơi xốp, sau đó chúng mình gieo hạt xuống đất, hàng ngày phải tưới nước cho hạt, hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây non qua sự chăm sóc của chúng mình cây sẽ trở thành cây trưởng thành.
Khi cây trưởng thành sẽ cho những gì ?
*. Cho trẻ quan sát trên màn hình.
Bây giờ cô mời các con hướng lên màn hình xem một đoạn video xem đoạn video nói về điều gì ?
- Khi c©y con ®· lín, c¸c con ph¶i lµm g×?
- Khi c©y cã nhiÒu l¸ vµ cµnh lµ lóc c©y ®· tr­ëng thµnh .
(Cho trÎ xem h×nh c©y tr­ëng thµnh.)
- Cây đậu trưởng thành là cây đậu như thế nào?
- Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
* Mở rộng
 - Ngoài những cây đậu phát triển từ hạt, các con còn biết những cây nào phát triển từ hạt.
Ngoài cây phát triển từ hạt còn có những cây phát triển từ đâu? (Phát triển từ thân như cây mía, sắn, măng tre, phát triển từ lá như lá bỏng, phát triển từ cành như cây cam)
   -  Tất cả những loại cây phát triển từ hạt, hoặc thân, cành, lá...đều cho ta bóng mát, gỗ, hoa, quả, ... nên các con cần chăm sóc, bảo vệ cây, không được bẻ cành, ngắt lá.
- Điều gì sẽ xẩy ra nếu không có cây xanh?
* Luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé nhanh bé khéo”
  • Cách chơi: Chia thành 3 nhóm chơi, đứng dưới vạch xuất phát. Cô đã chuẩn bị các tranh về quá trình phát triển của cây từ hạt, nhiệm vụ của các nhóm là bật qua các vòng và sắp xếp các tranh đó theo trình tự  quá trình phát triển của cây từ hạt.
- Luật chơi: Trong thời gian là một bản nhạc đội nào sắp xếp nhanh và đúng đội đó sẽ dành chiến thắng.
Trò chơi 2: “Đội nào giỏi hơn”
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có 1 tờ giấy rô ki với các hình ảnh. Nhiệm vụ của các đội là sẽ đánh dấu chéo vào ô tròn bên cạnh hình ảnh phù hợp với việc chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
- Luật chơi: Kết thúc trò chơi, đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ vận động bài Trồng cây và chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về một số cây phát triển từ hạt
- Trò chơi vận động: Nhảy màu
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh.
- Góc phân vai: Bán hạt giống cây trồng
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu vườn cây
- Góc học tập: Xếp hột hạt, ghép nét chữ các chữ cái đã học

VI. Vệ sinh, ăn ngủ:

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
- Cho trẻ xem truyện cổ tích

VIII. Trả trẻ:

- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh khi thời tiết giao mùa

IX. Đánh giá cuối ngày:

……………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây