KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ CỦA BA MẸ
Ngày: Thứ hai
I. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ. Nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện cùng trẻ về nghề của bố mẹ.
- Trao đổi phụ huynh về cách giữ gìn vệ sinh phòng tránh bệnh tay chân miệng.
II. Thể dục buổi sáng
Tập với đĩa thể dục "
Tía má em”
* Khởi động: xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, cổ chân…
* Trọng động:
- Hô hấp: Thổi nơ bay.
- Tay: 2 tay dang ngang bắt chéo hai tay trước ngực
- Bụng: Quay người sang hai bên
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục
- Bật: Bật chụm chân tách chân
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.
III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG : KPKH
ĐỀ TÀI: BỐ MẸ CHÁU LÀM NGHỀ GÌ ?
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
-
Trẻ nói được nghề của bố, mẹ.
(27)
- Trẻ biết được các nghề phổ biến: Nghề công an, giáo viên, bộ đội, y tế, lái xe, nghề nông, bác sĩ … và nói được nghề bé thích
- Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống.
(98)
* Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
*Thái độ:
- Biết lợi ích của nghề, biết yêu quý người lao động, biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
- Biết phối hợp với bạn cùng chơi.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử.
- Đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi
3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ vận động “Tía má em”.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện.
- Cho trẻ kể tên một số nghề trong xã hội.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
* Cung cấp kiến thức
- Ba mẹ con làm nghề gì? Cần có dụng cụ gì? Sản phẩm ba mẹ làm ra là gì?
- Cho trẻ kể về nghề của ba mẹ trẻ.
- Cho trẻ kể về công việc, trang phục, sản phẩm…. về nghề mà bố mẹ đang làm.
- Cho trẻ quan sát hình ảnh một số nghề qua slide
- Trong tranh có những ai? Cô giáo đang làm gì vậy ? Vậy cô giáo làm nghề gì?
- Cô cho trẻ đồng thanh “Nghề dạy học”
- Nghề dạy học cần các loại đồ dùng gì? Lợi ích của nghề dạy học là gì?
- Cô cùng trẻ trò chuyện về nghề bộ đội.
- Chú bộ đội làm công việc gì? Chú bộ đội còn làm việc gì để cải thiện bữa ăn?
- Vậy nghề bộ đội thuộc ngành nghề gì?
- Cô cho trẻ đồng thanh “ Ngành quân đội”
- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về nghề xây dựng:
- Công việc của nghề xây dựng là gì? Sản phẩm làm ra là những gì?
+ Cô cho trẻ đồng thanh “ Nghề xây dựng”
- Giáo dục trẻ phải biết yêu quý người lao động làm ra sản phẩm. Luôn tôn trọng các nghề có ích cho xã hội. Các nghề đều có những công việc khác nhau, sản phẩm làm ra cũng khác nhau tất cả đều phục vụ cho đời sống con người…Vì vậy chúng ta phải biết yêu tất cả các ngành nghề trong xã hội nghề.
* Luyện tập
Trò chơi 1: “Thử tài của bé”
Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Trên màn hình slide là hình ảnh đồ dùng một số nghề. Nhiệm vụ của các đội là khi 1 hình ảnh hiện ra đội trưởng của mỗi đội sẽ rung xắc xô giành quyền trả lời đó là dụng cụ nghề gì.
Luật chơi: Đội trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho các đội cò lại. Kết thúc trò chơi, đội nào trả lời đúng nhiều hơn là đội chiến thắng.
Trò chơi 2: "Đội nào nhanh hơn"
Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Phát cho mỗi đội 1 bức tranh vẽ một số nghề và một số dụng cụ của nghề. Nhiệm vụ của các đội là tìm và nối sao cho các dụng cụ phù hợp với nghề đó.
Luật chơi: Đội nào hoàn thành nhanh và chính xác sẽ là đội chiến thắng.
*
Hoạt động 3: Kết thúc
- Trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” và chuyển sang hoạt động khác.
IV. Hoạt động ngoài trời:
-
Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về nghề của ba mẹ.
- Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.
V. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: Bán hàng, đóng vai nghề bố mẹ
- Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà, trồng cây.. .
- Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán sản phẩm một số nghề
- Góc thư viện: Xem tranh truyện nghề
VI. Hoạt động ăn ngủ
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.
VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Nhật xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
VIII. Trả trẻ:
- Vệ sinh trước khi ra về.
- Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
- Thông báo cho PH các hoạt động cần thiết trong ngày tiếp theo.
IX. Đánh giá cuối ngày:
…………………………