© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Kế hoạch giáo dục chủ đề: Ngành nghề

Thứ năm - 08/10/2020 04:36
Kế hoạch giáo dục chủ đề: Ngành nghề
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Ngành nghề, thời gian thực hiện: 04 tuần

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
TÊN CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ

Thời gian thực hiện: 04 tuần

Chủ đề nhánh: Nghề của ba mẹ

Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
* Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục .
- Biết phối hợp chân tay nhịp nhàng. Có khả năng thực hiện tốt các động tác đúng kỹ thuật, biết phối hợp tay, chân, mắt khi ném xa
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. (23)

* Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết dùng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, nêu những nhận xét về một số nghề phổ biến ( tên, dụng cụ, ích lợi).
+ Nhận biết được một số từ mới về nghề.
+ Kể chuyện đọc thơ, hát về 1 số nghề
+ Hiểu nội dung câu chuyện (kể lại), bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ. Nói rõ ràng, thể hiện được giọng kể..
- Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp (73)

* Phát triển nhận thức:
- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.
- Phận biệt được một số nghề phổ biến, nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
- Phân loại dụng cụ, sản phẩm của nghề. 
- Nhận biết, đếm các đồ dùng, sản phẩm các nghề trong phạm vi 7
- Kể được một số nghề phổ biến nơi trẻ sống. (98)
- Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. (113)

* Phát triển thẩm mĩ
 - Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát về các nghề.
- Trẻ biết phối hợp các đường nét màu sắc để vẽ, nặn, xé, cắt dán tạo ra sản phẩm 1 số nghề.
- Yêu quý bảo vệ sản phẩm, dụng cụ, đồ dùng đồ chơi của các nghề. Thích đóng vai một số nghề.
- Có sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và yêu quý các sản phẩm tạo ra. Thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. (101)

* Phát triển tình cảm xã hội.
- Biết được mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng trân trọng.
- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh (40)
* Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
qua bài tập:
+ Ném xa bằng hai tay.
-  Tự nhận ra  và không chơi ở gần đường, chơi ở khu vực bẩn như nhà vệ sinh, oa hồ, cột điện , bải rác….

* Phát triển ngôn ngữ
- Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố về chủ đề ngành nghề
Phát âm, nhận dạng chữ cái trong từ và tiếng.
- Trẻ biết chờ đến lượt trong khi chơi, phát biểu, biết lắng nghe người lớn, bạn nói. Không ngắt lời, không nói leo và nói quá to trong hoạt động ở lớp….
- Trẻ nhận biết các từ chỉ tên  một số nghề , đồ dùng, sản phẩm của một số nghề ích lợi một số sản phẩm.

* Phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển cho trẻ:
+ Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề. Bé thích nghề gì?
+ Biết ích lợi của mỗi nghề trong đời sống con người, tìm hiểu về nghề dạy học, nghề nông, nghề bác sĩ
- Nhận biết, đếm các đồ dùng, sản phẩm các nghề trong phạm vi 7
- Trẻ kể tên được một số nghề gần gũi, nghề của bố mẹ. Nói được công dụng và sản phẩm của nghề
- Thể hiện sự vui thích khi cô mới thay đổi đồ chơi ở góc, trò chơi mới ở HĐH.

* Phát triển thẩm mĩ
- Nghe và nhận biết sắc thái (vui, buồn, tình cảm thiết tha)của các bài hát, bản nhạc của chủ đề.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc về chủ đề.
Bài hát “Anh phi công ơi” “Cháu yêu cô chú công nhân”, “Sinh hoạt cuối chủ đề”
+ Phối hợp các kĩ năng: Vẽ trang trí cái cốc.
 
- Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát
Vận động (vỗ tay) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát “Anh phi công ơi” trong chủ đề.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Trò chuyện về các nghề xung  quanh trẻ, biết được công việc sản phẩn của từng nghề
- Nhận ra hành vi, thái độ cảm xúc của bản thân chưa phù hợp với hoàn cảnh. Trẻ điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp : nói nhỏ, đi nhẹ hơn khi nhà có khách, em ngủ, bà ốm hay xin lỗi cô, người lớn, bạn khi mắc lỗi.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Tía má em”.

- Hoạt động học:
Ba mẹ cháu làm nghề gì?
Thơ “Ước mơ của bé”
Đếm đến 7. Nhận biết nhóm số lượng trong PV 7
Vẽ trang trí cái cốc
Dạy hát “Anh phi công ơi”.

- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về nghề của ba mẹ, Ném xa bằng 2 tay, Đọc thơ “Ước mơ của bé”, Trò chuyện về ước mơ sau này của trẻ.  
Ôn bài hát: “Anh phi công ơi”
+ Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê, Mèo bắt chuột, Rồng rắn lên mây, Lộn cầu vồng, Kéo co
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây nông trại.
+ Góc phân vai: Bán hàng dụng cụ một số nghề
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô ,cắt dán hình ảnh một số nghề. Nặn dụng cụ một số nghề
+ Góc học tập: Làm sách, xem tranh nghề phổ biến.
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá vàng, chăm sóc cây.

- Hoạt động ăn ngủ:
+ Rèn kỹ năng rửa tay
+ Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+ Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.

- Hoạt động chiều:
Cho trẻ thực hiện vở trường, Giao dục trẻ xử lý các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, Cho trẻ hát về chủ đề ngành nghề, cho trẻ xem truyện cổ tích
- Trả trẻ.

Chủ đề nhánh: Bác nông dân làm gì hả mẹ?

Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
* Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục .
- Vận động dồn lực của đôi bàn chân để đi trên ghế thể dục một cách khéo léo
- Biết kêu cứu, gọi người giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.( 25)

* Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết dùng từ ngữ phù hợp để trò chuyện, nêu những nhận xét về một số nghề nông ( tên, dụng cụ, ích lợi).
+ Nhận biết được một số từ mới về nghề nông
+ Đọc thơ, ca dao, hát về nghề nông
+ Hiểu nội dung câu chuyện (kể lại), bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ.
+ Nhận biết phát âm rõ ràng chữ cái i, t – t, c

* Phát triển nhận thức:
- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của nghề nông đối với đời sống con người.
- Phân loại dụng cụ, sản phẩm của nghề nông 
- Nhận biết, đếm, so sánh các đồ dùng, sản phẩm các nghề nông trong phạm vi 7

* Phát triển thẩm mĩ
 - Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát về nghề nông.
- Trẻ biết phối hợp các đường nét màu sắc để vẽ, nặn, xé, cắt dán tạo ra sản phẩm nghề nông.
- Yêu quý bảo vệ sản phẩm, dụng cụ, đồ dùng đồ chơi của nghề nông Thích đóng vai làm bác nông dân.
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (101)

* Phát triển tình cảm xã hội.
- Biết yêu quý, kính trọng người lao động.
- Biết giữ gìn và sử dụng sản phẩm lao động.
- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (32)
* Phát triển thể chất
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật, qua bài tập:
+ Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát.
- Trẻ tự kêu cứu khi gặp nguy hiểm và cố gắng thoát khỏi nơi nguy hiểm và vận động mọi người tranh xa nơi nguy hiểm.

* Phát triển ngôn ngữ
- Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố về nghề nông.
Phát âm, nhận dạng chữ cái trong từ và tiếng.
-Trẻ nhận biết các từ chỉ tên  nghề nông, đồ dùng, sản phẩm của nghề nông, ích lợi một số sản phẩm.
- Làm quen i, t - t, c  TTCC: i, t, c

* Phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển cho trẻ:
+ Biết ích lợi của mỗi nghề trong đời sống con người, tìm hiểu về nghề nông
+ Nhận biết được nghề nông qua các đặc điểm nổi bật.
+ Phân loại dụng cụ, sản phẩm của nghề nông
- Nhận biết, đếm, so sánh, các đồ dùng, sản phẩm các nghề trong phạm vi 7.

* Phát triển thẩm mĩ
-Nghe và nhận biết sắc thái (vui, buồn, tình cảm thiết tha)của các bài hát, bản nhạc của nghề nông.
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc về nghề nông
+ Phối hợp các kĩ năng: Vẽ trang trí đồ dùng, dụng cụ nghề nông
- Sử dụng từ 2 loại vật liệu đất nặn, bảng để tạo ra dụng cụ nghề nông
- Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát.

* Phát triển tình cảm xã hội.
- Trò chuyện về các nghề xung  quanh trẻ, biết được công việc sản phẩn của từng nghề
- Phấn khởi, vui vẽ, tự hào khi hoàn thành công việc. Ngắm ngía, nâng niu sản phẩm của mình, khoe, kể về sản phẩm của mình với bạn, cô, giữ gìn sản phẩm.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Dắt trâu ra đồng”
- Hoạt động học: “Tìm hiểu về nghề nông”, “Làm quen với chữ cái i-t-c ”, “Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong PV 7 ”, “ Vẽ đồ dùng, dụng cụ nghề nông ”, “Đi theo đường hẹp, đầu đội túi cát”.

- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về bác nông dân, Đọc ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này”, Kể chuyện  “Ba anh em”, Đọc ca dao “Người ta đi cấy lấy công”, Ôn bài hát: “Tía má em”
+ Trò chơi vận động:
Gieo hạt, Cáo và thỏ.
Ném vòng cổ chai., Mèo bắt chuột, Lộn cầu vồng.
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây dựng nông trại của bác nông dân. Vườn rau.
+ Góc phân vai: Bán hàng dụng cụ nghề nông và một số mặt hàng nông sản
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô ,cắt dán hình ảnh một số nghề. Nặn dụng cụ một số nghề
+ Góc học tập: Làm sách, xem tranh nghề nông, xếp hột hạt chữ i-t-c
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, chăm sóc cây.

- Hoạt động ăn ngủ:
+ Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
+ Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+ Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, ôn các chữ cái đã học. chơi tự do ở các góc, xem truyện cổ tích
- Trả trẻ.

Chủ đề nhánh: Nghề bác sĩ

Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
* Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục .
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác đúng kỹ thuật, biết phối hợp tay, chân, mắt khi ném.
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. (23)
- Biết kêu cứu, gọi người giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.( 25)

* Phát triển ngôn ngữ
+ Nhận biết được một số từ mới về nghề bác sĩ
+ Đọc thơ, hát về nghề bác sĩ
- Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện (75)

* Phát triển nhận thức:
- Biết nghề bác sĩ là nghề phổ biến trong xã hội, ích lợi của nghề bác sĩ đối với đời sống con người.
- Phận biệt được nghề bác sĩ với các nghề khác qua một số đặc điểm nổi bật.
- Phân loại dụng cụ, sản phẩm của nghề. 
- Nhận biết, đếm, phân chia các đồ dùng, sản phẩm nghề bác sĩ trong phạm vi 7

* Phát triển thẩm mĩ
- Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát về nghề bác sĩ
- Trẻ biết phối hợp các đường nét màu sắc để vẽ, xé, cắt dán tạo ra hình ảnh một số nghề.
- Yêu quý bảo vệ sản phẩm, dụng cụ, đồ dùng đồ chơi của các nghề. Thích đóng vai bác sĩ và bênh nhân.
- Có sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và yêu quý các sản phẩm tạo ra. Thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (101)
- Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách (81)

* Phát triển tình cảm xã hội.
- Biết được mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng trân trọng.
- Biết yêu quý, kính trọng người lao động.
- Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân. (30)
* Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
+ Ném trúng đích thẳng đứng
- Tự nhận ra  và không chơi ở gần đường, chơi ở khu vực bẩn như nhà vệ sinh, ao hồ, cột điện , bải rác….
- Trẻ tự kêu cứu khi gặp nguy hiểm và cố gắng thoát khỏi nơi nguy hiểm và vận động moi người tranh xa nơi nguy hiểm.

* Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ nhận biết các từ chỉ  đồ dùng, sản phẩm của nghề bác sĩ và công dụng của đồ dùng đó.
- Nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, bài hát về nghề bác sĩ
-Trẻ biết chờ đến lượt trong khi chơi, phát biểu, biết lắng nghe người lớn, bạn nói. Không ngắt lời, không nói leo và nói quá to trong hoạt động ở lớp….

* Phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển cho trẻ:
+ Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề. Bé thích nghề gì?
+ Biết ích lợi của nghề bác sĩ trong đời sống con người. Tìm hiểu về nghề  bác sĩ
+ Phân biệt được một số nghề qua các đặc điểm nổi bật.
+ Phân loại dụng cụ, sản phẩm của 1 số nghề.
- Nhận biết, đếm, phân chia các đồ dùng, sản phẩm các nghề trong phạm vi 7.

* Phát triển thẩm mĩ
- Nghe và nhận biết giai điệu của các bài hát, bản nhạc của chủ đề. Bài “Em làm bác sĩ”
+ Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước hình dáng/ đường nét và bố cục. “Cắt dán hình ảnh một số nghề”
- Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát
Vận động (vỗ tay) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát “Em làm bác sĩ” trong chủ đề
- Trẻ thường xuyên để sách đúng nơi quy định. Cầm sách cẩn thận
- Không ném, vẽ bậy, xé, làm nhăn, nhàu, hỏng, ngồi, giẫm… lên sách.

* Phát triển tình cảm xã hội
- Trò chuyện về các nghề xung  quanh trẻ, biết được công việc sản phẩn của từng nghề
- Nêu ý kiến của mình trong việc lựa chọn các trò chơi, đồ chơi  theo sở thích của mình. Cố gắn thuyết phục bạn/ người liên quan để những đề xuất của mình được thực hiện.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng theo nhạc bài hát “Anh phi công ơi”
- Hoạt động học:
“Trò chuyện về nghề bác sĩ”, “Ném trúng đích thẳng đứng”, “Phân chia số lượng 7 thành 2 phần”, “Thơ: Làm bác sĩ”, Dạy hát “Em làm bác sĩ”.

- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về công việc của bác sĩ, về ước mơ của bé, Tham qua phòng y tế của nhà trường, Ôn bài thơ: ‘‘Làm bác sĩ’’, Dùng que vẽ ước mơ của bé dưới nền sân đất.
+ Trò chơi vận động: Cáo và thỏ, Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, Đi chợ về chợ, Kéo co.  
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây bệnh viện , phòng khám.
+ Góc phân vai: Bác sĩ và bệnh nhân, quầy thuốc bán thuốc.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô ,cắt dán hình ảnh một số nghề. Nặn dụng cụ một số nghề
+ Góc học tập: Làm sách, xem tranh nghề bác sĩ, xếp hột hạt chữ  i, t, c.
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, chăm sóc cây.

- Hoạt động ăn ngủ:
+ Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
+ Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+ Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho thực hiện vở ở trường, Cắt dán hình ảnh một số nghề, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, xem truyện cổ tích, đọc thơ, hát về chủ đề ngành nghề
Nhật xét, nêu gương cuối tuần, phát phiếu bé ngoan
- Trả trẻ.

Chủ đề nhánh: Bé thích làm chú bộ đội

Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
* Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục .
- Vận động dồn lực của đôi bàn chân để bật một cách khéo léo
- Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm. (23)

* Phát triển ngôn ngữ
+ Nhận biết được một số từ mới về nghề bộ đội
+ Kể chuyện đọc thơ, hát về nghề bộ đội
+ Nhận biết phát âm rõ ràng chữ cái i, t, c qua trò chơi.
- Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (34)

* Phát triển nhận thức:
- Biết trong xã hội có nhiều nghề, ích lợi của các nghề đối với đời sống con người.
- Phận biệt được nghề bộ đội với các nghề khác qua một số đặc điểm nổi bật.
- Nhận biết dụng cụ của nghề bộ đội.
- Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông khối chữ nhật.

* Phát triển thẩm mĩ
- Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát về các nghề.
- Trẻ biết phối hợp các đường nét màu sắc để vẽ.
- Thích đóng vai một số nghề.
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (101)

* Phát triển tình cảm xã hội
- Biết được mọi nghề đều có ích cho xã hội, đều đáng trân trọng.
- Biết yêu quý, kính trọng nghề bộ đội và các nghề khác.
* Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
+ Hai chân tiếp xúc với đất một lần giữ được thăng bằng không chạm vòng và bật liên tục được 4-5 vòng thể dục.
- Tự nhận ra và không chơi ở gần đường, chơi ở khu vực bẩn như nhà vệ sinh, ao hồ, cột điện , bải rác….

* Phát triển ngôn ngữ
- Nghe đọc truyện, kể chuyện, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố về nghề bộ đội
- Trò chơi với chữ cái i, t, c
Phát âm, nhận dạng chữ cái trong từ và tiếng.
- Tạo cơ hội cho trẻ mạnh dạng nói lên suy nghĩ của bản thân.

* Phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển cho trẻ:
+ Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề. Bé thích nghề gì?
+ Biết ích lợi của mỗi nghề trong đời sống con người, tìm hiểu về bộ đội
+ Phân biệt được một số nghề qua các đặc điểm nổi bật.
+ Phân loại dụng cụ, sản phẩm của 1 số nghề.
+ Nhận biết phân biệt được khối vuông, khối chữ nhật.

* Phát triển thẩm mĩ
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc về chủ đề. “Sinh hoạt cuối chủ đề”.
+ Phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước hình dáng/ đường nét và bố cục. “Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo”.
- Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát, vận động (vỗ tay) phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát.

* Phát triển tình cảm xã hội.
- Trò chuyện về các nghề xung  quanh trẻ, biết được công việc, lợi ích của từng nghề bộ đội và các nghề khác.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng theo nhạc bài hát “Chú bộ đội”
- Hoạt đông học:
Trò chuyện về ngày 22-12, Trò chơi với nhóm chữ cái i-t-c, Ôn nhận biết khối cầu, khối trụ, khối vuông khối chữ nhật, Bật liên tục qua 4-5 vòng, Sinh hoạt cuối chủ đề.

- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về chú bộ đội, Dùng que viết chữ cái i, t, c, Trò chuyện về dụng cu của nghề bộ đội, Dùng que vẽ dụng cụ của nghề bộ đội, Trẻ hát “Chú bộ đội”.
+ Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, Mèo bắt chuột, Kéo co, Đi chợ về chợ
+ Trò chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây bệnh viện, trạm xá, phòng khám
+ Góc phân vai: Chú bộ đội và các em nhỏ.
+ Góc nghệ thuật: Nặn, vẽ, tô, cắt dán hình ảnh một số nghề.
+ Góc học tập: Làm sách, xem tranh nghề bác sĩ
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, chăm sóc cây.

- Hoạt động ăn ngủ:
+ Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
+ Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+ Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều:
Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Cho trẻ xem truyện cổ tích. Ôn các chữ, số, hình học đã học, chơi tự do ở các góc, Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo, xem phóng sự chú bộ đội canh giữ biển đảo, Sinh hoạt ngày 22-12.
- Trả trẻ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây