© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu Luật giao thông. Ngày thứ năm

Thứ tư - 30/09/2020 10:05
Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu Luật giao thông. Ngày thứ năm
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Giao thông. Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu Luật giao thông. Ngày thứ năm

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ TÌM HIỂU LUẬT GIAO THÔNG

Ngày: Thứ năm

I. Đón trẻ:

- Đến lớp sớm đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh
- Trò chuyện với trẻ về luật an toàn khi tham gia giao thông.
- Chơi tự do với các đồ chơi trong lớp

II. Thể dục buổi sáng

Tập với đĩa thể dục bài  “Em đi qua ngã tư đường phố”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: TH
ĐỀ TÀI: XÉ DÁN CỘT ĐÈN GIAO THÔNG

1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
- Biết cắt dán đèn giao thông theo quy định.
- Biết phết hồ dán đạt yêu cầu và đẹp
*  Kỹ năng:    
- Rèn kỹ năng cắt, dán không nhăn, không nhem.
* Thái độ:
- Tập trung giờ học
- Hiếu biết về tín hiệu đèn giao thông và luật lệ giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các loại đèn phương tiện giao thông..
- Tranh mẫu của cô, vở tạo hình, hồ dán, giấy màu.
- Gía trưng bày sản phẩm.
3. Tiến hành tổ chức
*Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ hát và vận động “Đèn xanh đèn đỏ”
+ Các con vừa hát bài hát có tên là gì?
+ Các con thường thấy cột đèn giao thông đặt ở đâu?
- Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau trổ tài xé dán đèn giao thông nhé!
*Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Quan sát mẫu
-  Đèn giao thông có dạn hình gì?
Cho trẻ quan sát tín hiệu đèn giao thông.
-  Cả lớp quan sát và đọc tên các loại đèn.
-  Cho trẻ gọi đúng thứ tự, vị trí của các loại đèn màu.
-  Cô hướng dẫn trẻ cách cắt, phết hồ và dán
+ Cô chuẩn sẵn cột đèn cho trẻ.
-  Gọi trẻ nhắc lại cách cắt, phết hồ và dán.
*Trẻ thực hiện:
- Các con ơi! Khi ngồi vào bàn cc phải ngồi thẳng lưng không cúi sát vở, không được tì lưng vào bàn và phải cầm bút bằng tay phải.
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ.
- Cô khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo thêm , cô gợi ý những trẻ xé còn yếu.
* Trưng bày và nhận xét sản phẩm:              
-  Trẻ tự mang sản phẩm lên trưng bày.
-  Cho trẻ hát vậng động bài: “Đường em đi” chống mệt mõi.
-  Trẻ tự nhận xét sản phẩm trẻ thích
-  Cô nhận xét lại và tuyên dương trẻ.
+  Giáo dục: Khi tham gia giao thông các chúng ta phải chấp hành đúng luật lệ giao thông các con nhé! Khi ngồi trên tàu xe các con nhớ đội mũ bảo hiểm, không thò đầu cửa sổ, hi đi bộ các con phải đi bên phải, nếu muốn qua đường phải có người lớn dắt các con qua nhé!
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho trẻ vận động bài “Em đi qua nga tư dường phố” và chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Dùng que vẽ phương tiện giao thông dưới nền sân trường.
- Trò chơi vận động: Kéo co
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố.
- Góc học tập: Xếp chữ số đã học bằng hột hạt và ghép chữ cái bằng nét chữ rời .
- Góc phân vai: Cửa hàng bán xe, chú cảnh sát giao thông…
- Góc thư viện:  Xem sách, tranh ảnh về luật giao thông đường bộ

VI. Vệ sinh, ăn ngủ:

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Nhật xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Trả trẻ:

- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
- Trao đổi về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ ở trên lớp

IX.  Đánh giá cuối ngày:

............................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây