© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Thế giới quả ngọt, ngày thứ tư

Chủ nhật - 14/03/2021 09:15
Chủ đề nhánh: Thế giới quả ngọt, ngày thứ tư
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Thế giới thực vật, chủ đề nhánh: Thế giới quả ngọt, ngày thứ tư

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: THẾ GIỚI QUẢ NGỌT

Ngày: Thứ tư
 

I. Đón trẻ:

- Chơi với các đồ chơi trong lớp
- Trò chuyện với trẻ về một số loại trái cây.
- Trò chuyện về lợi ích của một số loại trái cây.

II.Thể dục buổi sáng:

Tập với nhạc thể dục bài: “Quả”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối
* Trọng động: 
 + Hô hấp: gà gáy
 + Tay: Đưa tay ra trước lên cao
 + Lườn: Đứng quay người sang hai bên
 + Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
 + Bật: Bật chân sáo.            
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG: LQVT
ĐỀ TÀI: ĐẾM ĐẾN 8. NHẬN BIẾT CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 8

1. Mục đích, yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng và biết tạo nhóm có 8 đối tượng.
- Trẻ hiểu và biết cách chơi trò chơi tạo nhóm có số lượng là 8, trò chơi tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô.
* Kỹ năng:
- Trẻ đếm thành thạo từ 1 – 8 đếm từ trái sang phải
- Trẻ tìm và tạo được các nhóm có số lượng là 8 theo yêu cầu của cô.
- Xếp tương ứng 1 -1 giữa 2 nhóm từ trái sang phải.
- Chơi thành thạo trò chơi tạo nhóm có số lượng là 8 và trò chơi tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô.
* Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động.           
- Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án nội dung bài dạy.
- Mỗi trẻ 8 quả xoài, 8 quả táo, rổ, bảng con, thẻ số 8
3.Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cho cả lớp chơi trò chơi “Gieo hạt”
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?
+ Chúng mình đã gieo hạt bao giờ chưa?
+ Các con gieo hạt gì?
+ Vậy để cho cây luôn xanh tốt chúng mình phải làm gì?
=> Muốn cây xanh tốt chúng mình phải thường xuyên bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước, không được dẫm lên cây,…)
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
  Ôn số lượng trong phạm vi 7
- Cô cho trẻ tham quan mô hình vườn hoa quả (Mở nhạc “Vườn cây của ba”)
- Các con hãy nhìn xem, vườn hoa quả của cô Tiên mùa xuân có đẹp không?
- Chúng mình hãy xem trong vườn hoa quả có những loài cây gì nhé! (Cây đào, cây mai, cây táo, cây khế, … )
+ Các con hãy nhìn xem cây gì đây mà đẹp vậy nhĩ?
+ Chúng mình hãy đếm xem có bao nhiêu quả Khế nào?
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa
- Vậy 5 quả khế tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số 5 vào
+ Còn đây là cây gì các con?
+ Cô mời một bạn đếm xem có tất cả bao nhiêu quả táo nhé!
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa.
- Vậy 6 quả táo tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số 6 vào.
- Đây là cây hoa gì các con?
+ Chúng mình hãy nhìn và đếm xem cây hoa mai này đã nở ra được bao nhiêu bông hoa nhé?
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa
- Vậy 7 bông hoa mai tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số vào.
+ Đây còn có cây gì nữa?
+ Chúng mình hãy đếm xem cây hoa đào đã nở ra được bao nhiêu bông hoa nhé?
- Cho 1 trẻ đếm
- Cho cả lớp đếm một lần nữa
- Vậy 7 bông hoa đào tương ứng với thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số vào.
Đếm đến 8, nhận biết các nhóm đối tượng trong phạm vi 8.
- Cô trình chiếu lần lượt slile 7 quả xoài lên cho trẻ quan sát và đếm.
- 7 quả, cô thêm vào 1 quả nữa là mấy quả?  (Cô thêm vào 1 quả xoài)
-Cô chiếu tiếp slile 7 quả táo, cho trẻ đếm số quả táo
- Số quả xoài so với số quả táo như thế nào với nhau?
- Số quả nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy?
- Số quả nào ít hơn và ít hơn là mấy
- Cô nói: Số quả xoài và số quả táo không bằng nhau vì số quả xoài nhiều hơn số quả táo và nhiều hơn là 1, còn số quả táo ít hơn số quả xoài và ít hơn là 1.
- Vậy muốn số quả táo và số quả xoài bằng nhau thì chúng ta phải làm gì?
- Cô thêm một quả táo.
- 7 quả táo thêm một quả là mấy quả táo?
- Cô nói: 7 quả táo thêm 1 quả táo là 8 quả táo.
- Số quả xoài và số quả táo lúc này như thế nào với nhau?
- Và cùng bằng mấy?
- Cho trẻ đếm lại số quả táo và số quả xoài và nhận xét.
- Cả 2 nhóm quả đều bằng nhau và đều bằng 8, chúng mình sẽ gắn thẻ số mấy các con?
- Cô chiếu slile số 8, giới thiệu và đọc to: Số 8
- Cô cho cả lớp đọc -  tổ đọc - cá nhân trẻ đọc.
- Các con hãy nhìn xem, trong rổ của mình có gì nào?
- Các con hãy tìm trong rổ của mình và xếp tất cả số quả xoài trong rổ ra cho cô từ trái qua phải nào! (Trẻ xếp cô đi kiểm tra giúp đỡ trẻ)
- Các con hãy đếm xem có tất cả bao nhiêu quả xoài?
- Các con hãy xếp tiếp 7 qua táo trong rổ ra xếp từ trái qua phải, và tương ứng với mỗi quả xoài là một quả táo nào!
- Các con có nhận xét gì về nhóm quả táo và quả xoài nào?
- Nhóm quả nào nhiều hơn, và nhiều hơn là mấy?
- Nhóm quả nào ít hơn và ít hơn là mấy?
- Vậy chúng mình làm thế nào để số quả táo và số quả xoài bằng nhau và đều bằng 8?
- Cho trẻ xếp ra thêm một quả táo.
- Số quả xoài và số quả táo lúc này như thế nào với nhau?
- Và cùng bằng mấy?
- Các con ạ! Cả 2 nhóm quả đều bằng nhau và đều có số lượng là 8, chúng mình sẽ gắn thẻ số mấy các con?
- Cô cho trẻ gắn thẻ số 8 bên cạnh số quả táo và quả xoài.
- Cho trẻ đếm lại số quả táo và quả xoài.
- Cho trẻ cất số quả xoài, vừa cất vừa đếm ngược từ phải qua trái.
- Tương tự cho trẻ cất số quả táo và cất thẻ số.  
*Liên hệ thực tế
- Cô đặt các nhóm đồ chơi có số lượng là 8 ở xung quanh lớp, cho 2- 3 trẻ tìm những nhóm đồ chơi đó và nói lên kết quả của từng nhóm. (Trẻ tìm xong cho cả lớp kiểm tra kết quả)
- Cô cho cả lớp đếm quả rơi (Từ 1 đến 8)
- Cho trẻ đứng dậy vận động:
Luyện tập:
Trò chơi: “Đoàn kết”.
- Cách chơi: Cho trẻ đi nhún nhảy theo nhạc, khi cô nói “Đoàn kết đoàn kết” trẻ đáp lại: “Kết mấy kết mấy”? cô nói kết 8 thì trẻ phải tìm đúng 8 bạn và cầm tay nhau đứng thành hình tròn rồi ngồi xuống.
- Luật chơi: Trẻ nào không tìm đúng nhóm hoặc kết không đúng 8 bạn sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng.
Trò chơi: “Rung chuông vàng”
- Cách chơi: Trên màn hình hiện lên câu hỏi và nhiệm vụ của các thí sinh sẽ chọn thẻ đá án a hoặc b hoặc c để đưa lên.
- Luật chơi: Bạn nào trả lời sai sẽ rời khỏi sàn thì đấu.
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cho vận động “Vườn cây của ba” và chuyển sang hoạt động khác.

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Hát «Qủa»
- Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng vườn cây ăn quả
- Góc nghệ thuật: Xé dán quả.
- Góc học tập: Dùng dây tạo chữ l, m, n
- Góc thư viện: Xem tranh truyện trong chủ đề

VI. Ăn ngủ

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng, và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường.
- Nhật xét, nêu gương, cắm cờ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc

VIII. Trả trẻ:

- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp và ở nhà.

IX. Đánh giá cuối ngày:

………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây