© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Bản thân, Chủ đề nhánh: Cơ thể bé yêu. Ngày Thứ hai

Thứ ba - 26/05/2020 04:47
Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Bản thân, Chủ đề nhánh: Cơ thể bé yêu. Ngày Thứ hai
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CƠ THỂ BÉ YÊU.
Ngày: Thứ hai
 
I. Đón trẻ:
- Cô đón trẻ. Nhắc nhở trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Trò chuyện về cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần, ngày sinh của các bé.
- Trao đổi phụ huynh về cách giữ gìn vệ sinh cho trẻ.

II. Thể dục buổi sáng
   Tập với đĩa thể dục "Tập thể dục buổi sáng”
* Khởi động: xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, cổ chân…
* Trọng động:
- Hô hấp: Gà gáy. 
- Tay: 2 tay đưa cao, đưa song song trước mặt.
- Bụng: Tay đưa cao cúi gập người. 
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
- Bật: Bật chụm chân tách chân             
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:                                            
HOẠT ĐỘNG: KPKH
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT 5 GIÁC QUAN CỦA BÉ.

1. Mục đích yêu cầu:
*. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm 5 giác quan của con người, gọi đúng tên và biết chức năng từng cơ quan cảm giác: mũi (khứu giác), lưỡi (vị giác), tai (thính giác), mắt (thị giác), tay (xúc giác).
- Biết được ý nghĩa và tầm quan trọng của các giác quan.
*. Kỹ năng:
- Luyện các cơ quan cảm giác của trẻ: sờ, nếm, ngửi, quan sát, nghe
- Rèn luyện khả năng làm việc theo nhóm, biết nêu lên ý kiến, thảo luận cùng các bạn.
*. Thái độ:
- Nhận biết và không chơi một số vật gây nguy hiểm đối với bản thân(21)
- Biết chăm sóc bản thân để có được sức khỏe tốt.

2. Chuẩn bị:
- Túi ni lông đựng các vật có mùi: dầu thơm, v.v…
- Các vật có vị: đường, muối, chanh, bánh quy, chocolate, v.v…
- Một hộp giấy kín (chỉ chừa một lỗ vừa đủ bàn tay của bé đưa vào) đựng các vật có kết cấu dễ biết như: cục đá nhỏ trơn bóng, miếng vỏ cây xù xì, bông gòn, giấy nhám…
- Một số bộ phận cơ thể bé, được dán lên đĩa để bé tham gia t/chơi
- Tranh nối cho cả 3 đội, rổ dựng bút.
- Một số bài thơ, bài hát có nội dung theo chủ đề.

3. Tiến hành hoạt động:
* Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cho trẻ vận động bài “Hãy xoay nào” nhạc và lời….
Trò chuyện: Bài hát c/c vừa thể hiện nói về bộ phận nào trên cơ thể của chúng ta?
- Cho trẻ kể tên một số bộ phận khác trên cơ thể mà trẻ biết.
-  Cơ thể của chúng ta có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận nó đều có một chức năng riêng, giúp chúng ta sống và hoạt động đó hằng ngày đó c/c.
Hôm nay cô sẽ cùng c/c khám phá về điều kỳ diệu của bản thân.

* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
a, Cung cấp kiến thức :
+ Tìm hiểu về 5 giác quan.
Cho trẻ xem hình ảnh 5 giác quan trên máy tính.
Cho trẻ gọi tên?
Năm bộ phận này được gọi là 5 giác quan của cơ thể đó c/c.
Giác quan thứ nhất:
+ Thính giác: là khả năng biết được sự vật qua nghe ngóng bằng lỗ tai.
- Cho trẻ quan sát trên máy tính và chọn lựa các hình ảnh trên máy tính: cô
cho bé nghe các âm thanh tương ứng với các hình ảnh: tiếng còi xe, tiếng xe chạy, tiếng chim hót, tiếng hát, v.v..
- Cũng có thể cho trẻ nghe âm thanh trước, đoán âm thanh, sau đó cô cho trẻ kiểm chứng lại âm thanh khi xem hình tương ứng.
Giác quan thứ hai:
 + Khứu giác: là khả năng biết được sự vật bằng cách ngửi qua lỗ mũi.
- Trò chơi: Chiếc túi thần kỳ: cho trẻ nhắm mắt lại, đưa từng vị cho trẻ ngửi và bảo trẻ hãy đoán xem đó là gì? Thảo luận với trẻ về những mùi trẻ ngửi được: đó là mùi thoang thoảng, thơm nồng hay mùi hăng hắc, mùi hôi, v.v..
- Sau khi cùng trẻ thảo luận, cô cho trẻ xem các hình ảnh tương ứng với mùi vị của chúng.
- Phân biệt mùi hôi, mùi thơm, mùi dễ chịu, mùi khó chịu.
Giác quan thứ ba:
+ Thị giác: là khả năng biết được sự vật bằng cách nhìn.
- Trò chơi: Ai tinh mắt: Cô bày một số đồ dùng của bé lên bàn, cho bé quan sát. Sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt, cô cất bớt đồ vật. Yêu cầu trẻ tìm đồ vật đã mất: gọi tên và miêu tả chúng.
- Cũng có thể tổ chức trò chơi: Đi tìm đồ vật: Ví dụ: Cô ra yêu cầu tìm đồ vật: vật tròn, dùng để che nắng, màu xanh.
- Trẻ quan sát và tìm ra đồ vật theo yêu cầu của cô.
Giác quan thứ tư:
+ Vị giác: là khả năng biết được loại gì bằng cách nếm bằng lưỡi.
- Hãy để cho trẻ nếm một loại thức ăn nào đó, và bảo trẻ nói lên vị của món ăn đó.
- Sau đó, có thể cho trẻ xem hình ảnh một số loại thức ăn mà trẻ đã từng ăn và nói lên vị của chúng là gì: ngọt, chua, đắng, mặn, cay, v.v…
Giác quan thứ năm:
+ Xúc giác: là khả năng nhận thức được sự vật hoặc đặc tính của chúng qua việc sờ vào chúng bằng tay.
- Bảo trẻ luân phiên nhau đưa tay vào hộp để sờ vào một vật nào đó. Hỏi trẻ có cảm giác như thế nào và diễn tả ra xem (ví dụ như là mát tay, trơn, nhám, mềm, cứng, v.v..)
- Cho trẻ xem hình ảnh và đoán xem khi sờ vào những hình ảnh đó trẻ có cảm giác như thế nào?
- Cho trẻ gọi tên lại 5 giác quan.
- Trẻ gọi tên các giác quan dưới nhiều hình thức.( Tổ, nhóm, cá nhân…)
Thị giác, khướu giác, vị giác, thính giác, xúc giác.
Giáo dục
- Nhận biết và không chơi một số vật gây nguy hiểm đối với bản thân(21)
- Biết chăm sóc bản thân để có được sức khỏe tốt.
b, Hoạt động luyện tập
Trò chơi 1: “Siêu nhí thi tài”
- Cách chơi:Chia lớp thành 3 đội. Trẻ của mỗi đội đi theo đường hẹp và chọn cho mình đúng giác quan theo yêu cầu.
- Luật chơi: Trong cùng thời gian đội nào chọn đúng giác quan theo y/c thì đội đóp sẽ giành phần thắng trong trò chơi này
Trò chơi 2: “Bé ơi! Nối nhanh”
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội có1 bức tranh nội dung như nhau, khi nghe cô đặt câu hỏi 3 đội chú ý dùng bút nối các giác quan với các sự vật bên cạnh, (để giúp bé nhận biết được các sự vật, mùi vị, âm thanh, …)
- Luật chơi: Cùng một thời gian đội nào nối đúng, nhanh hơn thì dội đó sẽ giành phần thắng.
* Hoạt động 3: Hoạt động kết thúc
Cho trẻ vận động bài “Con nít con nôivà chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động có mục đích: Cho trẻ  nhận biết các bộ phận trên cơ thể.
- Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời.

V. Hoạt động góc:
- Góc xây dựng: Xây dựng công viên vui chơi giải trí
- Góc phân vai: gia đình, cửa hàng thực phẩm
- Góc nghệ thuật: Vẽ bàn tay.
- Góc học tập: xếp hột hạt chữ đã học. Số 1-5. Gắn tương ứng

VI. Hoạt động ăn, ngủ:
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Ăn hết khẩu phần ăn, gọn gàng sạch sẽ.
- Ngủ đảm bảo thời gian theo quy định.

VII. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ thực hiện vở ở trường
- Nhắc nhở trẻ không chơi những nơi nguy hiểm, chăm sóc bản thân mình để có sức khỏe tốt.
- Cho trẻ nghe câu chuyện “Cái mũi dài”.

VIII. Trả trẻ:
-  Trao đổi trò chuyện với PHHS về tình hình của trẻ trong ngày.
-  Thông báo cho PH các hoạt động cần  thiết trong ngày tiếp theo

IX. Đánh giá cuối ngày:
…………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây