© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Thế giới động vật

Thứ bảy - 30/05/2020 05:20
Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Thế giới động vật. Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình; Con vật sống dưới nước; Động vật sống trong rừng; Côn trùng
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
TÊN CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
(Thời gian thực hiện: 01 tuần)

- Chủ đề nhánh: Động vật nuôi trong gia đình
Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động: Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m), Bật tiến về trước và lăn bóng
* Phát triển ngôn ngữ
-Trẻ biết dùng từ ngữ phù hợp để trò chuỵên, nêu những nhận xét về một số loài động vật.
+ Nhận biết được một số từ mới về con vật
+ Kể chuyện, đọc thơ, hát về chủ đề động vật
- Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi
* Phát triển nhận thức:
- Biết xung quanh trẻ có rất nhiều loài động vật, ích lợi của các con vậtvới đời sống con người.
- Nhận biết, phân biệt được một số con vật qua một số đặc điểm nổi bật.
- Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên
- Gọi tên nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung.



* Phát triển thẩm mĩ
- Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát về con vật
- Yêu quý, biết bảo vệ các loài động vật xung quanh.
- Trẻ biết phối hợp các đường nét màu sắc để vẽ
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Chủ động làm một số công việc đơn giản hằng ngày
 
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật qua bài tập
- Khi bước lên ghế không mất thăng bằng.
- Khi đi mắt nhìn thẳng.
- Giữ được thăng bằng hết chiều dài của ghế.
- Bật tiến về trước và lăn bóng
* Phát triển ngôn ngữ
-Trẻ nhận biết các từ chỉ tên, đặc điểm  một số loài động vật và ích lợi của các loài động vật đó.
- Thực hiện lựa chọn các vật, hiện tượng theo tập hợp nhóm theo yêu cầu, VD: chọn (tranh ảnh, vật thật) rau muống, rau cải, bắp cải, củ cải . . . vào nhóm thực phẩm; Chó, mèo, gà, lợn . .  vào nhóm động vật nuôi; bàn ghế, nồi, đĩa, bát, chén . . . vào nhóm đồ dùng g/đình
* Phát triển nhận thức:
- Hình thành và phát triển cho trẻ:
+ Biết xung quanh trẻ có rất nhiều loài động vật. Bé làm gì để chăm sóc, bảo vệ động vật?
+ Biết lợi ích của con vật.
- Nhận ra và sắp xếp hoặc giải thích các tranh về sự phát triển theo trình tự các giai đoạn phát triển cây/con/hiện tượng tự nhiên.
- Phân nhóm 1 số c/ vật, cây cối gần gữi theo đặc điểm chung
- Sử dụng khái quát để gọi tên theo nhóm con vật /cây cối đó
* Phát triển thẩm mĩ
- Hát và vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc về chủ đề.
- Trẻ biết phối hợp các đường nét màu sắc để vẽ được con gà trống.

* Phát triển tình cảm xã hội.
Tự giác thực hiện công việc mà không chở sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn, ví dụ như:
- Tự cất dọn đồ chơi sau khi chơi,  tự giác đi rửa tay trước khi ăn, hoặc khi thấy tay bẩn, tự chuẩn bị đồ dùng/ đồ chơi cần thiết cho hoạt động.
- Biết nhắc các bạn cùng tham gia
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”
- Hoạt động học: Tìm hiểu về sự phát triển của con gà, Đếm đến 9. Nhận biết các nhóm đối tượng trong phạm vi 9, Thơ: “ Mười quả trứng tròn”, Vẽ con gà trống, Bật tiến về trước và lăn bóng
- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về một số con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết, Cho trẻ dùng que vẽ một số con vật nuôi trong gia đình, Đi thăng bằng trên ghế thể dục, Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình, Hát và vận động  Gà trống, mèo con và cún con
+ Trò chơi vận động: Cáo và thỏ, Lộn cầu vồng, Bịt mắt bắt dê, Mèo bắt chuột, Kéo co

+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích
-Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây chuồng cho các con vật, xây vườn, ao, chuồng
+ Góc phân vai: Bán các con vật nuôi trong gia đình, bán con giống, bán thức ăn động vật.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, xé, nặn,cắt dán làm ảnh một số con vật nuôi trong gia đình
+ Góc học tập: Trẻ cùng đếm, tạo nhóm theo ý thích về con vật, xếp chữ, số
+ Góc âm nhạc: Trẻ cùng múa hát các bài hát trong chủ đề.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, cho tẻ chơi tự do ở các góc, đọc đồng dao về con vật, vận động “Đàn gà con”, nhận xét tuyên dương, xem truyện cổ tích.
- Trả trẻ

- Chủ đề nhánh: Con vật sống dưới nước
Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép
* Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết dùng từ ngữ phù hợp để trò chuỵên, nêu những nhận xét về một số con vật.
- Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói.
- Làm quen nhóm chữ cái: g-y

* Phát triển nhận thức:
- Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày.

* Phát triển thẩm mĩ
- Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát trong chủ đề
- Trẻ biết phối hợp các đường nét màu sắc  để xé dán đàn cá.
- Yêu quý bảo vệ sản phẩm mình tạo ra.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc
 
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Đưa mắt nhìn người thân hoặc hỏi ý kiến khi nhận quà từ người lạ
- Không theo khi người lạ rủ
- Kêu người lớn khi bị ép đi hoặc mách người lớn khi có sự việc đó xảy ra với bạn.
*Phát triển ngôn ngữ
-Trẻ nhận biết các từ chỉ tên, lợi ích của một số loại quả.
- Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệu...để thể hiện điều muốn truyền đạt.
 (VD: hỏi mẹ: “mẹ ơi, trong thư bố có nói nhớ con không”; “mẹ viết hộ con thiếp chúc mừng sinh nhật bạn, mẹ viết là con chúc bạn nhận được nhiều đồ chơi nhé”; nếu điện thoại nhà mình hỏng thì phải viết thư để mời ông bà đến chơi”…; tự “viết” thư cho bạn, “viết”  bưu kiện...  (chắp các chữ cái đã biết hoặc viết hoặc kí hiệu gần giống chữ viết với mong muốn truyền đạt thông tin nào đó)
Làm quen nhóm chữ cái: g-y
* Phát triển nhận thức:
- Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự (ví dụ: Thứ hai, thứ ba, . . .)
- Nói được các ngày đầu, ngày cuối của một tuần theo quy ước thông thường (Thứ hai và Chủ nhật).
- Nói được trong tuần những ngày nào đi học, ngày nào nghỉ ở nhà.
* Phát triển thẩm mĩ
- Hát và vận động theo 1 số bài hát trong chủ đề
- Phối hợp các kĩ năng: Xé dán đàn cá.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Quan tâm hỏi han về sự phát triển, cách chăm sóc cây, con vật quen thuộc.
- Thích được tham gia tưới, nhổ cỏ, lau lá cây; cho con vật quen thuộc ăn, vuốt ve, âu yếm các con vật non.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Cá vàng bơi”
- Hoạt động học: Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước, Làm quen nhóm chữ cái: g-y, Truyện “Cá chép con”, Xé, dán đàn cá, Vận động theo nhạc “Rì rà rì rầm”
- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về một số con vật sống dưới nước, Dùng que vẽ các con vật song dưới nước trên nền sân trường, Đồng dao Nu na nu nống”, Nhặt lá vàng rơi tạo hình con vật sông dưới nước.
Ôn vận động “Rì rà rì rầm”.

+ Trò chơi vận động
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích
-Hoạt động góc:
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều:
- Trả trẻ

- Chủ đề nhánh: Động vật sống trong rừng
Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng cách xa 4 m
* Phát triển ngôn ngữ
- Nhận biết được một số từ mới về các động vật sống trong rừng.
- Kể chuyện, đọc thơ, hát về chủ đề thế giới động vật.
- Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân
- Phát âm, chơi các trò chơi về chữ cái g-y
* Phát triển nhận thức:
- Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 9.
* Phát triển thẩm mĩ
- Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát về động vật.
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
- Biết phối hợp sự khéo léo của đôi bàn tay :Nặn con vật sống trong rừng.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng.
- Bắt được bóng bằng 2 tay
 - Không ôm bóng vào ngực.
*Phát triển ngôn ngữ
- Nhận biết được một số từ mới về động vật.
- Kể chuyện đọc thơ, hát về 1 số con vật.
- Cố gắng tự mình viết ra, cố gắng tạo ra những biểu tượng, những hình mẫu ký tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân.
- “Đọc” lại được những ý mình đã “viết” ra
- Trò chơi chữ g, y
* Phát triển nhận thức:
- Nhận ra sự khác biệt của 1 đối tượng không cùng nhóm với những đối tượng còn lại - Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 9.
* Phát triển thẩm mĩ
- Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát. Vận động (vỗ tay) phù hợp với nhịp, sắc thái của các bài hát trong chủ đề.
- Nặn con vật sống trong rừng.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Quan tâm hỏi han về sự phát triển, cách chăm sóc cây, con vật quen thuộc.
- Thích được tham gia tưới, nhổ cỏ, lau lá cây; cho con vật quen thuộc ăn, vuốt ve, âu yếm các con vật non.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hátChú voi con ở Bản Đôn
- Hoạt động học: Tìm hiểu về một số con vật sống trong rừng, Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 9, Trò chơi với chữ cái g-y, Nặn con vật sống trong rừng, Dạy hát “Đố bạn”
- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về một số loài động vật sống trong rừng, Cho trẻ dùng que vẽ một số con vật sống trong rừng, Truyện «Chú dê đen», Nhặt lá vàng tạo hình con vật sống trong rừng, Hát và vận động  Đố bạn
+ Trò chơi vận động : Cáo và thỏ, Lộn cầu vồng, Bịt mắt bắt dê, Mèo bắt chuột, Kéo co.
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích
-Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây dựng sở thú, khu rừng.
+ Góc phân vai: Đi chơi sở thú.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, xé, nặn,cắt dán làm ảnh một số con vật sống trong rừng.
+ Góc học tập: Trẻ cùng đếm, tạo nhóm theo ý thích về con vật, xếp chữ, số
+ Góc âm nhạc: Trẻ cùng múa hát các bài hát trong chủ đề.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Nhật xét, nêu gương, cắm cờ, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, Cô đố trẻ về các con vật sống trong rừng, Cho trẻ xem truyện cổ tích
- Trả trẻ
 

- Chủ đề nhánh: Côn trùng
Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục .
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác đúng kỹ thuật, biết phối hợp tay, chân, mắt khi bật sâu 25cm, chạy chậm 10m.
* Phát triển ngôn ngữ
- Nhận biết được một số từ mới về các loài động vật.
- Kể chuyện, đọc thơ, hát về chủ đề thế giới động vật.
- Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định
* Phát triển nhận thức:
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ
- Phân chia 9 thành 2 phần







* Phát triển thẩm mĩ
- Biết thích thú hát và vận động theo 1 số bài hát về một số loại côn trùng.
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Lắng nghe ý kiến của người khác
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Bật sâu 25cm, chạy chậm 10m
*Phát triển ngôn ngữ
- Nhận biết được một số từ mới về các loài côn trùng.
- Kể chuyện đọc thơ, hát về 1 số loài côn trùng
- Kể lại câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện tranh đã được cô giáo, bố mẹ kể hoặc kể cho nghe với đầy đủ yếu tố (nhân vật, lời nói của các nhân vật, thời gian, địa điểm và diễn biến theo đúng trình tự nội dung của câu chuyện.
-  Lời kể rõ ràng, thể hiện cảm xúc qua lời kể và cử chỉ, nét mặt.
* Phát triển nhận thức:
- Nói được lịch, đồng hồ dùng để làm gì.
- Nói được ngày trên lịch (đọc ghép số)
- Nói được giờ chẵn trên đồng hồ (ví dụ: bây giờ là 2 giờ/ 3 giờ v..v..)
- Phân chia 9 thành 2 phần.
* Phát triển thẩm mĩ
- Thể hiện nét mặt phù hợp với sắc thái của bài hát. Vận động (vỗ tay) phù hợp với nhịp, sắc thái của các bài hát trong chủ đề
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhìn vào người khác khi họ đang nói
- Không cắt ngang lời khi người khác đang nói
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Con chuồn chuồn”
- Hoạt động học: Tìm hiểu vòng đời của bướm, Phân chia 9 thành 2 phần, Thơ “Đàn kiến nó đi”, Bật sâu 25cm, chạy chậm 10m, Sinh hoạt cuối chủ đề
- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về một số loại côn trùng, Dùng que vẽ các loại côn trùng, Hát «Con muỗi», Nhặt lá vàng rơi tạo hình côn trùng, Giao dục trẻ một số kỹ năng đề phòng côn trùng cắn.
+ Trò chơi vận động : Rồng rắn lên mây, Đi chợ về chợ, Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, Kéo co
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích
-Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Vườn ao chuồng
+ Góc phân vai: Bán hàng thức ăn cho con vật nuôi, đóng vai bác sĩ thú y
+ Góc nghệ thuật: Bé khéo tay vẽ, nặn tô màu côn trùng
+ Góc học tập: Nối số lượng tương ứng với nhóm côn trùng. Học với bộ đồ chơi toán học, xếp chữ, số, ghép nét chữ
+ Góc thư viện: Xem sách, tranh ảnh về côn trùng
+ Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Thực hiện vở ở trường, Nhận xét, tuyên dương trẻ, Cho trẻ chơi ở các góc, Cho trẻ xem truyện cổ tích, Sinh hoạt 8/3.
- Trả trẻ
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây