© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Kế hoạch giáo dục chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên

Thứ sáu - 30/10/2020 10:16
Kế hoạch giáo dục chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên, thời gian thực hiện: 03 tuần

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
TÊN CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

(Thời gian thực hiện: 03 Tuần)

Chủ đề nhánh: Mưa có từ đâu?

Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.




* Phát triển ngôn ngữ
- Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.





- Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.





*Phát triển nhận thức:
- Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.


* Phát triển thẩm mĩ
- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc.


* Phát triển tình cảm xã hội.
- Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp




- Trao đổi ý kiến của mình với các bạn
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật qua bài tập
- Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục về phía trước.
- Thực hiện đổi chân luân phiên khi có yêu cầu
*Phát triển ngôn ngữ
- Sử dụng đúng các danh từ, tính từ, động từ,  từ biểu cảm trong câu nói phù hợp với tình huống giao tiếp
VD: Ôi! Sao hôm nay bạn đẹp thế; thật tuyệt!, Đẹp quá Trời ơi!
-Sử dụng đa dạng các loại câu: câu đơn, câu phức, câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, mệnh lệnh phù hợp với ngữ cảnh để diễn đạt trong giao tiếp với người khác.
*Phát triển nhận thức:
- Chú ý quan sát và đoán hiện tượng có thể xảy ra tiếp theo. VD Trời nhiều mây đen sắp mưa.
* Phát triển thẩm mĩ
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, mạnh mẽ, êm dịu, chậm hay nhanh. Đặc biệt biểu lộ được cảm xúc.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận ra được cái đẹp.
- Những biểu hiện thích thú trước cái đẹp: reo lên, xuýt xoa khi nhìn thấy đồ vật…
- Trình bày ý kiến của  mình với các bạn
- Trao đổi để thoả thuận với các bạn và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung
- Khi trao đổi, thái độ bình tĩnh tôn trọng lẫn nhau, không nói cắt ngang khi người khác đang trình bày.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Hoạt động học: Mưa có từ đâu?, Đong lường nước bằng nhiều đơn vị đo khác nhau, Làm quen chữ cái p, q, Xé dán mây, Đi nối gót tiến lùi.
- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về nước, Cho trẻ dùng que vẽ hạt mưa dưới nền sân trường, Nhảy lò cò theo yêu cầu của cô, Hát «Cho tôi đi làm mưa với» và giáo dục trẻ biết lợi ích của nước, Cho trẻ quan sát thí nghiệm vật chìm vật nổi trong nước.
+ Trò chơi vận động: Cáo và thỏ, Lộn cầu vồng, Bịt mắt bắt dê, Mèo bắt chuột, Kéo co
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích
-Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây dựng Hồ Phú Ninh. 
+ Góc phân vai: Chơi bán hàng
+ Góc học tập: Đồ theo nét các chữ cái đã học, làm album vòng tuần hoàn của nước
+ Góc nghệ thuật: Bé khéo tay vẽ, tô màu về mưa
+ Góc thiên nhiên: Quan sát, chăm sóc cây, quan sát bầu trời
+ Góc âm nhạc: Trẻ cùng múa hát các bài hát trong chủ đề.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Cho trẻ xem truyện cổ tích, Nhận xét, nêu gương, cắm cờ, Cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Trả trẻ

Chủ đề nhánh: Bé yêu biển?

Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
* Phát triển ngôn ngữ
- Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.






* Phát triển nhận thức:
- Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày.







* Phát triển thẩm mĩ
- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc.




* Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
* Phát triển ngôn ngữ
- Nhận dạng các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của các chữ cái đã được học.
- Phân biệt được đâu là chữ cái, đâu là chữ số. Ít nhất 20 chữ
* Phát triển nhận thức:
- Phát hiện ra nguyên nhân của 1 hiện tượng đơn giản.
- Dự  đoán được kết quả của 1 hành động nào đó nhờ vào suy luận.
Giải thích được loại  mẫu câu: “Tại vì,… nên”
* Phát triển thẩm mĩ
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, mạnh mẽ, êm dịu, chậm hay nhanh. Đặc biệt biểu lộ được cảm xúc.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận ra hành vi đúng/sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh
- Nhận ra ảnh hưởng của hành vi  đúng hoặc sai: Vứt rác ra đường là sai vì gây bẩn/ô nhiễm môi trường, như vậy sẽ có hại cho sức khỏe của mọi người.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Bé yêu biển lắm”
- Hoạt động học: Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, Trò chơi với chữ cái: p-q, Đếm đến 10, nhận biết các nhóm đối tượng trong phạm vi 10, nhận biết chữ số 10, Vẽ cảnh biển, Dạy hát “Bé yêu biển lắm”
- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về biển, Dùng que vẽ cảnh biển dưới nước trên nền sân trường, Quan sát và nhận xét sự hòa tan của nước, Giao dục trẻ bảo vệ môi trường biển, Ôn bài hát “Bé yêu biển lắm”.
+ Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây, Đi chợ về chợ, Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng. Kéo co
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích
-Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây dựng bãi biển.
+ Góc phân vai: Đi chợ, bán hải sản, bán cá cảnh.
+ Góc nghệ thuật: Xé dán, vẽ, nặn một số con vật sống dưới nước
+ Góc học tập: Xếp hột hạt chữ cái, số đã học. Dùng que tính xếp các hình học.
+ Góc thư viện: Xem truyện tranh về bảo vệ tài nguyên biển.
+ Góc âm nhạc: Biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề.
- Hoạt động ăn ngủ:
+ Rèn kỹ năng rửa tay
+ Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+ Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Nhận xét, nêu gương, cắm cờ, Cho trẻ xem truyện cổ tích, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, Thơ “Bé và biển”
- Trả trẻ
 ​​​​​​​

Chủ đề nhánh: Bốn mùa trong năm

Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Phối hợp khéo léo tay và chân để thực hiện vận động.
* Phát triển ngôn ngữ
- “Đọc” theo truyện tranh đã biết
* Phát triển nhận thức:
- Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.



* Phát triển thẩm mĩ
- Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc



* Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Ném trúng đích nằm ngang, nhảy lò cò
* Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ tự đọc được nội dung chính phù hợp với tranh.
* Phát triển nhận thức:
- Gọi tên các mùa trong năm nơi trẻ sống.
- Nêu được đặc điểm đặc trưng của mùa đó.
* Phát triển thẩm mĩ
- Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, mạnh mẽ, êm dịu, chậm hay nhanh. Đặc biệt biểu lộ được cảm xúc.
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Kế lại được việc làm của mình.
- Nói được việc làm của mình có ảnh hưởng, gây phản ứng cho người khác như thế nào?
​​​​​​​
​​​​​​​
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Khúc ca bốn mùa”
- Hoạt động học: Bốn mùa bé yêu, Sự tích “Ngày và đêm”, Sắp xếp theo quy tắc 2-2, 1-3, Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích, Ném trúng đích nằm ngang, nhảy lò cò .
- Hoạt động ngoài trời:
+ Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các mùa trong năm, Giai thích câu ca dao “Chuồn chuồn…thì râm”, Vận động «Mưa hè», Trò chuyện về trang phục theo mùa, Thơ “Ông mặt trời”
+ Trò chơi vận động: Cáo và thỏ, Lộn cầu vồng, Bịt mắt bắt dê, Mèo bắt chuột, Kéo co
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích
-Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây dựng bể bơi.
+ Góc phân vai: Bán trang phục theo mùa, nước giải khát
+ Góc nghệ thuật: Cắt rời, vẽ(mặt trời, mặt trăng, các hình đã học)
+ Góc học tập: Học, nối chữ số và sắp xếp hình về hiện tượng tự nhiên theo qui tắc
+ Góc thiên nhiên: Quan sát bầu trời.
+ Góc âm nhạc: Trẻ cùng múa hát các bài hát trong chủ đề.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Nhận xét, nêu gương, cắm cờ, Cho trẻ xem truyện cổ tích, Cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Trả trẻ
​​​​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây